Ngành chăn nuôi cần sẵn sàng trước rủi ro tăng giá nguyên liệu cuối quý II

18 tháng 4, 2024/ Báo điện tử chính phủ/ Việt Nam. https://baochinhphu.vn/

19-Th4-2024 (Trước đó 8 tháng 3 ngày)

Tại Việt Nam, giá trị xuất khẩu của các sản phẩm chăn nuôi hiện tiếp tục tăng 4,8% so với năm 2023, cho thấy nước ta vẫn đang tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, hầu hết các nguyên liệu quan trọng như con giống, thức ăn, và dinh dưỡng đều cần nhập khẩu. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, làm cho sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam trở nên khó cạnh tranh với các đối thủ quốc tế hay gần hơn là các doanh nghiệp FDI.

Trong quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu 4,85 triệu tấn nguyên liệu sản xuất TACN, tương đương 1,65 tỷ USD, dù tăng 6,4% về khối lượng nhưng lại giảm mạnh 12,3 % về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Như vậy, việc giá nguyên liệu thế giới giảm mạnh đã đóng góp cho mức tăng trưởng của ngành chăn nuôi trong quý I/2024.

Tuy nhiên, sự phụ thuộc của ngành chăn nuôi Việt Nam vào hoạt động nhập khẩu cũng đặt ra câu hỏi về sự phát triển bền vững và ổn định nếu như giá nông sản quốc tế tăng trở lại. Đặc biệt, cuối quý II lại càng là giai đoạn quan trọng mà các doanh nghiệp cần lưu ý bởi giá các mặt hàng thường biến động mạnh.

sxds

Việt Nam, vốn vẫn phụ thuộc vào nguồn cung ngô nhập khẩu, các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi cần theo dõi sát sao tình hình mùa vụ tại Argentina và Brazil, do đây là các nhà cung cấp ngô lớn nhất cho nước ta. Hơn nữa, với biến động và rủi ro thời tiết tại hoa Kỳ cũng như tính chu kỳ trong quá khứ, các doanh nghiệp nên cân đối và đảm bảo nguồn nguyên liệu cho quý III trước đợt tăng giá tiềm ẩn vào tháng 6 để đảm bảo duy trì mức chi phí nguyên liệu TACN ổn định.