Mazzoleni S, Tretola M, Luciano A, Lin P, Pinotti L, Bee G. Sugary and salty former food products in pig diets affect energy and nutrient digestibility, feeding behaviour but not the growth performance and carcass composition. Animal. 2023;17(12): 101019. https://doi.org/10.1016/j.animal.2023.101019
23-Th5-2024 (Trước đó 6 tháng 29 ngày)Các sản phẩm thực phẩm cũ (Former foodstuff products - FFPs) là những nguyên liệu thay thế đầy tiềm năng để giảm lãng phí tài nguyên thiên nhiên và tác động môi trường của ngành sản xuất thực phẩm. Nghiên cứu này điều tra tác động của FFP có chứa muối và đường đến năng suất tăng trưởng, khả năng tiêu hóa tổng thể dự kiến và thành phần thân thịt của heo choai - xuất chuồng.
Phương pháp: 36 con heo đực thiến Swiss Large White được phân vào ba nhóm khẩu phần vỗ béo: Nhóm 1 gồm khẩu phần tiêu chuẩn + 0% FFPs; Nhóm 2 gồm khẩu phần tiêu chuẩn với 30% nguyên liệu thông thường được thay thế bằng FFPs có chứa đường; và nhóm 3 gồm khẩu phần tiêu chuẩn với 30% nguyên liệu thông thường được thay thế bằng FFPs có chứa muối. Các mẫu phân được thu thập từ 24 con heo được chọn để đánh giá khả năng tiêu hóa tổng thể dự kiến của năng lượng tổng, chất xơ thô và protein thô. Trọng lượng cơ thể được đo hàng tuần, trong khi lượng thức ăn ăn vào được xác định hàng ngày. Tăng trọng bình quân ngày, lượng ăn vào bình quân ngày, tỷ lệ chuyển hóa thức ăn và tỷ lệ tiêu hóa tổng thể dự kiến được tính cho cả giai đoạn tăng trưởng và giai đoạn xuất chuồng. Thành phần cơ thể của heo được xác định ở mức trọng lượng ≥20 và ≥98 kg bằng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép.
Kết quả: Trong giai đoạn heo choai chưa xuất chuồng, hệ số chuyển hóa thức ăn ở khẩu phần tiêu chuẩn thấp hơn so với nhóm 2 và nhóm 3. Xem xét toàn bộ giai đoạn tăng trưởng và xuất chuồng, mức độ đưa vào cũng như chủng loại FFPs đều không ảnh hưởng đến tăng trọng bình quân ngày, lượng ăn vào trung bình hàng ngày, tỷ lệ chuyển hóa thức ăn hoặc trọng lượng cơ thể khi giết mổ. Trong cả giai đoạn tăng trưởng và giai đoạn xuất chuồng, tỷ lệ tiêu hóa năng lượng tổng dự kiến ở nhóm 3 cao hơn ở nhóm khẩu phần tiêu chuẩn, với các giá trị của nhóm 2 ở mức trung bình. Ở giai đoạn tăng trưởng, tỷ lệ tiêu hóa tổng thể protein thô dự kiến ở nhóm 3 cao hơn so với nhóm 2 và nhóm đối chứng. Trong giai đoạn xuất chuồng, tỷ lệ tiêu hóa dự kiến chất xơ thô toàn đường tiêu hóa ở nhóm 3 và nhóm 2 thấp hơn so với nhóm đối chứng. Trong suốt toàn bộ giai đoạn choai - xuất chuồng, lượng chất béo tiêu thụ bình quân ngày cao hơn ở những con heo được cho ăn chế độ có chứa đường, mặc dù cả hai loại FFPs đều không có tác động lên các chỉ số liên quan đến thành phần cơ thể của heo. Cuối cùng, thân thịt của heo ở nhóm ăn khẩu phần có chứa đường có mỡ bụng dày nhất, mặc dù tổng hàm lượng chất béo giữa các nhóm là tương tự nhau.
Kết luận: Nghiên cứu này xác nhận việc bổ sung FFP không có tác động bất lợi đến năng suất tăng trưởng hoặc thành phần cơ thể sống/thân thịt ở heo choai - xuất chuồng.