Roy BC, Coleman P, Markowsky M, Wang K, She Y, Richard C, Proctor SD, Bruce, HL. Muscle fiber, connective tissue and meat quality characteristics of pork from low birth weight pigs as affected by diet-induced increased fat absorption and preferential muscle marbling. Food Science of Animal Resources. 2024; 44(1): 51. https://doi.org/10.5851/kosfa.2023.e56
04-Th4-2024 (Trước đó 8 tháng 18 ngày)Heo con có trọng lượng sơ sinh thấp thường tăng trưởng chậm hơn và kém hiệu quả hơn so với những con cùng lứa có cân nặng sơ sinh bình thường. Kết quả là, heo con có trọng lượng sơ sinh thấp cần có thời gian tăng trưởng kéo dài để đạt được trọng lượng giết mổ tương đương với heo con có trọng lượng sơ sinh bình thường. Ngoài ra, heo con có trọng lượng sơ sinh thấp thường có tỷ lệ % nạc trên thân thịt thấp hơn so với heo con có trọng lượng sơ sinh bình thường khi giết mổ. Trên thực tế, heo con có trọng lượng sơ sinh thấp thường được nuôi ghép hoặc cho ăn riêng từng cá thể từ khi sinh ra đến khi xuất chuồng. Phương pháp này có thể dẫn đến thân thịt có hàm lượng chất béo cao hơn và tăng lượng mỡ trong cơ so với heo con có trọng lượng sơ sinh bình thường. Các quan sát đã chỉ ra rằng heo con có trọng lượng sơ sinh thấp được nuôi bằng chế độ ăn nhiều chất béo có xu hướng phát triển tình trạng kháng insulin. Việc đưa các sản phẩm sữa vào khẩu phần ăn của heo con nhẹ cân có thể mang lại một giải pháp tiềm năng để giảm thiểu hậu quả trao đổi chất liên quan đến tình trạng kháng insulin ở heo con. Nghiên cứu này điều tra sự khác biệt về trọng lượng sơ sinh ở heo con ảnh hưởng như thế nào đến đặc tính thân thịt và sợi cơ cũng như chất lượng thịt khi giết mổ.
Phương pháp: Trong các ổ đẻ, heo con được phân nhóm theo trọng lượng sơ sinh là bình thường (1,62–1,73 kg) hoặc thấp (1,18–1,29 kg). Vào lúc 5 tuần tuổi, heo con có trọng lượng sơ sinh bình thường được chuyển ngẫu nhiên sang khẩu phần đối chứng hoặc khẩu phần giàu chất béo có nguồn gốc không phải từ sữa, trong khi heo con có trọng lượng sơ sinh thấp được chuyển ngẫu nhiên sang khẩu phần giàu chất béo có nguồn gốc từ sữa hoặc không phải từ sữa. Heo con được nuôi trong chuồng đơn từng cá thể với điều kiện chuồng trại và thức ăn tiêu chuẩn. Trọng lượng sống được ghi lại hàng tuần và heo được giết mổ lúc 12 tuần tuổi.
Kết quả: Kết quả cho thấy heo sơ sinh nhẹ cân đã bù đắp được trọng lượng hơi so với heo sơ sinh có cân nặng bình thường lúc 6 tuần tuổi. Đường kính trung bình sợi cơ của heo có trọng lượng sơ sinh thấp trong nhóm dùng sữa cao hơn đáng kể so với heo có trọng lượng sơ sinh bình thường ở hai nhóm đối chứng và nhóm không dùng sữa, và đường kính sợi cơ loại I cao hơn đáng kể so với heo có trọng lượng sơ sinh bình thường ở nhóm đối chứng. Việc bổ sung chất béo từ sữa vào khẩu phần ăn của heo có trọng lượng sơ sinh thấp làm giảm độ dày mỡ lưng. Điều này làm tăng lượng thịt nạc tương đương với lượng thịt nạc của heo có trọng lượng sơ sinh bình thường được cho ăn khẩu phần thương phẩm.
Kết luận: Việc kết hợp chế độ ăn giàu chất béo có nguồn gốc từ sữa vào khẩu phần ăn của heo con có trọng lượng sơ sinh thấp có thể là một chiến lược hiệu quả để tạo ra thân thịt tương đương với heo có trọng lượng sơ sinh bình thường.