Mẹo: Cách giảm gió lùa vào bên trong chuồng

SuiServiceGroup
22-Th3-2024 (Trước đó 7 tháng 24 ngày)

Quản lý sự lưu thông không khí bên trong chuồng là việc rất quan trọng: mỗi con vật cần một luồng không khí nhất định, thường được biểu thị bằng m3/h.

Luồng lưu thông hàng giờ này phụ thuộc vào độ tuổi/trọng lượng của vật nuôi và mùa trong năm: vào mùa đông chúng cần thông gió tối thiểu để không làm giảm nhiệt độ môi trường quá nhiều và vào mùa hè chúng cần thông gió tối đa để giữ nhiệt độ ở mức chấp nhận được và giúp động vật cảm thấy mát mẻ.

Bảng dữ liệu thể hiện yêu cầu/con theo trọng lượng sống:

Yêu cầu thông gió cưỡng chế (m3/h)
Trọng lượng sống (kg) Thông gió tối thiểu Thông gió tối đa
5 3 6.5
10 5 13
15 7 19.5
20 9 26
25 11 32.5
35 13 35
55 15 55
75 19 75
100 23 100
120 23 120
140 25 140
160 28 160

Bảng dữ liệu này thường được sử dụng để lập trình các bộ điều khiển dùng để quản lý các chuồng dùng thông gió cưỡng chế, đặc biệt là trong giai đoạn cai sữa, bởi heo con rất nhạy cảm với những biến đổi của khí hậu.

Thông thường, các bệnh lý xuất hiện ở giai đoạn này được kích hoạt hoặc trở nên trầm trọng hơn do quản lý môi trường không đúng cách, vì heo rất nhạy cảm với luồng gió. Trên thực tế, nếu tốc độ không khí ở mức vượt quá 0,15-0,20 mét mỗi giây (khi trời lạnh), điều này có thể dễ dàng ảnh hưởng đến sự xuất hiện của các bệnh lý về đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa ở heo con.

Gió lùa vào bên trong khu chuồng có thể do nhiều nguyên nhân: quạt được đặt quá cao, quản lý cửa hút gió không chính xác, thiết kế hệ thống trao đổi không khí không chính xác, lập trình bộ điều khiển không chính xác, v.v.

Cuối cùng, đừng quên ảnh hưởng của gió (do hướng trại) lên cửa sổ. Nếu cửa sổ không được "bảo vệ" khỏi gió, nó có thể cho phép quá nhiều không khí đi vào bên trong với tốc độ quá cao.

Trong trường hợp này, giải pháp được nhà chăn nuôi này áp dụng sẽ làm giảm thiểu tác động của gió lên cửa sổ, cho dù trại sử dụng hệ thống thông gió cưỡng chế hay thông gió tự nhiên.

Hai sợi dây kẽm được cố định song song phía trên và bên dưới cửa sổ dọc theo toàn bộ chiều dài của dãy chuồng, ở cuối dãy lắp một móc khóa để giữ căng tấm vải bạt.

Một tấm rèm "chắn gió" giá rẻ, có thể dễ dàng mua ở cửa hàng vật liệu, được gắn vào các sợi dây cáp bằng những chiếc kẹp chuyên dụng.

windbreak curtain

Tấm vải bạt căng chặt có khả năng hạn chế luồng gió mạnh khiến động vật khó chịu.

Nếu cần thêm không khí, chống những tấm gỗ nhỏ giữa tường và sợi dây bên dưới để tấm vải bạt tách ra khỏi tường, tạo điều kiện cho không khí lọt vào.

windbreak curtain