Trong bài báo trước của 333 (“Giải mã những lầm tưởng về an toàn sinh học ở các trang trại chăn nuôi heo”), chúng tôi đã mô tả cách thức chuẩn để điều tra ổ dịch, được thực hiện như một cuộc điều tra dịch tễ học và phân tích tích hợp các rủi ro an toàn sinh học, có thể được dùng để nhận diện và đặt mức ưu tiên các rủi ro an toàn sinh học cho đàn heo. Trong bài viết đó, rủi ro an toàn sinh học được định nghĩa là một hoàn cảnh, hành động hoặc phi hành động làm tăng khả năng xảy ra của một hoặc nhiều hơn trong số ba thất bại sau đây:
Các rủi ro an toàn sinh học phát sinh từ việc thực hiện các quy trình vận hành bao gồm những quy trình bắt buộc trong chăn nuôi heo và những quy trình được thực hiện nghiêm ngặt để giảm thiểu các rủi ro an toàn sinh học, chẳng hạn như tắm rửa sạch khi ra vào trại. Việc nhận diện các rủi ro an toàn sinh học đòi hỏi phải đi sâu vào các quy trình chăn nuôi:
Kết quả của cuộc điều tra là danh sách các rủi ro an toàn sinh học với mức ưu tiên cao nhất có thể được giải quyết bằng các biện pháp kiểm soát an toàn sinh học. Một nghiên cứu ca bệnh điển hình về cách sử dụng công tác điều tra ổ dịch để nhận diện và đặt mức ưu tiên các rủi ro an toàn sinh học cũng như thực hiện các biện pháp kiểm soát an toàn sinh học để xử lý các rủi ro được mô tả trong bài viết này.
Một trang trại 5000 nái từ phối giống đến cai sữa nằm ở khu vực có mật độ nuôi tương đối cao nhưng trong bán kính 16 km không có trang trại nào dương tính với đợt bùng phát bệnh PRRS. Một công tác điều tra ổ dịch sử dụng Chương trình Chuẩn để Điều tra Ổ dịch (Standardize Outbreak Investigation Program) đã được tiến hành tại thời điểm hai tuần sau khi quan sát thấy các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên.
Mặc dù nguyên nhân chính của ổ dịch chưa được xác định, công tác điều tra đã phát hiện một số rủi ro an toàn sinh học đáng chú ý có liên quan đến việc nhân viên và những cá nhân khác ra vào trại. Trang trại có áp dụng quy trình tắm rửa mỗi khi có người vào/ra và nơi để tắm được chỉ định là ranh giới ngăn cách giữa lối vào và văn phòng. Nhưng trại không trang bị băng ghế ở lối vào và chúng tôi quan sát thấy có một lượng đất cát đáng kể trên sàn lối vào khi vào trang trại, tuy nhiên, chúng tôi được biết nhân viên trang trại đã dọn dẹp lối vào hàng ngày. Các vật dụng để dọn vệ sinh trang trại được cất giữ trong tủ và có thể tiếp cận được từ cả văn phòng (bên “sạch” của đường phân cách) cũng như lối vào (bên “bẩn” của đường phân cách). Dụng cụ vệ sinh đã được sử dụng cùng một bộ để lau dọn văn phòng và lối vào, bao gồm cả cây lau nhà và xô. Vào cuối ngày làm việc, một nhân viên bước vào phòng đựng đồ qua cửa từ văn phòng, lấy dụng cụ vệ sinh và đi đến lối vào qua cánh cửa thứ hai. Sau khi họ dọn dẹp xong lối vào sẽ đi ngược lại con đường trên và sau đó họ tắm rửa trước khi ra khỏi trại.
Các rủi ro an toàn sinh học đã được nhận diện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong quy trình sản xuất. Các khía cạnh của quá trình sản xuất mà các rủi ro được tìm thấy bao gồm các khía cạnh về bố cục, các khía cạnh về quy trình và các khía cạnh nguồn lực.
Các khía cạnh của quy trình sản xuất trong đó các biện pháp kiểm soát an toàn sinh học có thể được thực hiện để giảm thiểu các rủi ro an toàn sinh học được phân loại như các điểm kiểm soát quan trọng. Các điểm kiểm soát quan trọng có thể giải quyết các khía cạnh bố cục của quá trình sản xuất, các khía cạnh quy trình hoặc các khía cạnh nguồn lực.
Trong trường hợp này, phòng tắm là đường ngăn cách giữa lối vào và văn phòng. Tuy nhiên, cánh cửa nối tủ đựng đồ với văn phòng và lối vào đã tạo ra sự nhầm lẫn về vị trí của đường ngăn cách. Khía cạnh bố cục này đã được giải quyết bằng cách trang bị thêm một băng ghế ở lối vào trang trại. Cánh cửa dẫn vào tủ đồ từ lối vào tới văn phòng đã được dỡ bỏ và thay thế bằng buồng UV. Thay đổi này đã loại bỏ khả năng tiếp cận khu vực sạch của văn phòng từ lối vào trừ khi nhân viên đã tắm rửa sạch đi qua đường phân cách được chỉ định. Buồng UV cũng tăng cường mức an toàn sinh học cho người và vật tư nhỏ khi vào văn phòng. Một bộ dụng cụ vệ sinh dành riêng cho việc dọn vệ sinh lối vào đã được di chuyển và cất giữ trong một tủ đồ riêng biệt mà chỉ có thể tiếp cận được từ lối vào.
Các quy trình vận hành đã được cải thiện bằng cách điều chỉnh thời gian dọn dẹp lối vào. Công việc này được chuyển thành công việc cuối cùng làm trong ngày sau khi nhân viên được chỉ định đã tắm rửa sạch trước khi dọn dẹp lối vào.
Khía cạnh nguồn lực của quy trình sản xuất đã được giải quyết bằng cách đào tạo tất cả nhân viên về vai trò và tầm quan trọng của đường ngăn cách nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh vào đàn heo. Nhân viên được đào tạo để luôn tắm rửa sạch khi rời trại và khi quay lại trại nếu lại trở vào trại vì bất kỳ lý do gì. Ngoài ra, các công cụ thích hợp đã được cung cấp cho nhân viên trang trại để hoàn thành công việc dọn vệ sinh lối vào bằng cách cung cấp một bộ dụng cụ vệ sinh được chỉ định dùng để vệ sinh lối vào và một bộ dụng cụ vệ sinh thứ hai dùng để vệ sinh văn phòng.
Để có hiệu quả, các biện pháp kiểm soát an toàn sinh học phải xử lý các rủi ro an toàn sinh học đáng chú ý làm tăng khả năng truyền lây mầm bệnh sang đàn heo. Kết quả của cuộc điều tra ổ dịch này là nhận diện và ưu tiên xử lý một số rủi ro an toàn sinh học liên quan đến sự ra vào của nhân viên và những cá nhân khác, và khi các biện pháp kiểm soát an toàn sinh học được thực hiện sẽ giải quyết các rủi ro an toàn sinh học này trước tiên. Các rủi ro khác về an toàn sinh học đã được nhận diện, tuy nhiên do công tác chuẩn hóa điều tra ổ dịch mang tính hệ thống và toàn diện nên chúng tôi cảm thấy tự tin rằng đã có đủ thông tin để ưu tiên xử lý các rủi ro an toàn sinh học cần được giải quyết trước tiên.