Nái nuôi hộ: Sự tiến triển trong 5 năm qua

Noelia HerreraM.A. de AndrésCarlos PiñeiroMaría Aparicio
25-Th3-2024 (Trước đó 7 tháng 29 ngày)

Thực trạng ngành chăn nuôi heo hiện nay được ghi dấu bởi chi phí sản xuất cao ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao mục tiêu chính của các trang trại chăn nuôi heo ngày nay là đạt được sự cân bằng giữa chi phí cao và lợi nhuận tạo ra từ sản xuất.

Lợi nhuận của trang trại heo nái có thể được đo đếm bằng nhiều chỉ số, nhưng chỉ số được sử dụng phổ biến nhất là số heo con cai sữa/nái/năm. Vì vậy, những tiến bộ về di truyền ở các trang trại đã được định hướng nhằm tăng năng suất sinh sản của heo nái. Đôi khi đây là điều bất lợi do số lượng heo con dư ra so với số lượng núm vú hoạt động nên việc sử dụng nái nuôi hộ là cần thiết.

Trong bài viết trước, chúng ta đã xem xét những con heo nái cai sữa 0 con; Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích một khía cạnh khác, những con heo nái cai sữa được gần gấp đôi mức trung bình ở trang trại là những con nái nuôi hộ. Để làm điều đó, chúng tôi sẽ sử dụng cơ sở dữ liệu PigCHAMP Pro Europa.

Có thể thấy sự gia tăng về năng suất sinh sản trong 5 năm qua được phản ánh trong Hình 1, cho thấy gần như có thêm một heo con sinh ra trên mỗi con heo nái vào năm 2021 so với năm 2017.Evolution of sow prolificacy

Tuy nhiên, trái ngược với sự gia tăng về năng suất sinh sản, sự gia tăng số lượng nái nuôi hộ trong 5 năm qua không rõ ràng (Hình 2), với tỷ lệ nái nuôi hộ trung bình khoảng 2%. Điều này chỉ ra rằng ngành chăn nuôi hiện nay có thể dựa vào các phương pháp quản lý khác để quản lý lượng heo con dư ra từ những heo nái cao sản.percentage of sows used as nurse sows

Về độ tuổi của những con heo nái được người chăn nuôi lựa chọn làm nái nuôi hộ, cơ sở dữ liệu PigCHAMP Pro Europa (Hình 3) cho thấy lứa đẻ trung bình là 3,8, với trung bình 25,2 heo con cai sữa/nái. Ngoài ra, nái nuôi hộ lứa đầu cho thấy dữ liệu tốt nhất về tổng số heo cai sữa; con số này giảm khi số lứa đẻ tăng lên. Được biết, theo nguyên tắc chung, những con nái nuôi hộ lý tưởng sẽ là những con heo nái lứa thứ hai/thứ ba, tuy nhiên, những con heo nái đẻ lứa đầu có thể nuôi những con heo con lớn hơn để thúc đẩy sự phát triển của tuyến vú. Ở một thái cực khác, những con heo nái loại sẽ có núm vú dài, dày và sản lượng sữa kém hơn, khiến chúng trở thành những ứng cử viên tệ nhất để lựa chọn làm nái nuôi hộ.Piglets weaned by nurse sows as a function of parity number

Thực tế là không có sự khác biệt về năng suất giữa nái nuôi hộ ở lần đẻ tiếp theo với heo nái không được sử dụng làm nái nuôi hộ (Bảng 1). Thời gian cho con bú ở nái nuôi hộ dài hơn như đã dự liệu, tuy nhiên, các chỉ số liên quan tới vấn đề lên giống chẳng hạn như khoảng thời gian phối giống sau cai sữa thì không có sự khác biệt đáng kể nào và về tỷ lệ lên giống lại, ở nái nuôi hộ cao hơn một chút so với những heo nái chưa được sử dụng làm nái nuôi hộ. Sự khác biệt trở nên đáng chú ý hơn trong dữ liệu tại chuồng đẻ ở chu kỳ tiếp theo, dữ liệu cai sữa tốt hơn ở những heo nái được sử dụng làm nái nuôi hộ. Điều này có thể do những con mẹ có lý lịch tốt hơn, năng suất sữa cao hơn và có nhiều núm vú chức năng hơn thường là những con được chọn để sử dụng làm nái nuôi hộ, do đó dữ liệu về các lần đẻ tiếp theo sẽ tốt hơn.

Bảng 1. Các chỉ số sinh sản ở nái nuôi hộ và nái không nuôi hộ giai đoạn 2017-2021.

Nái nuôi hộ Nái không nuôihộ
Trung bình heo con cai sữa/lứa 12.6 12.3
Thời gian nuôi con (ngày) 34.5 24.9
Khoảng thời gian phối giống sau cai sữa (ngày) 6 6.1
Heo nái được phối trong 7 ngày đầu tiên (%) 89% 90%
Lên giống lại (%) 8.6% 8.4%

Tổng số heo con sinh ra/lứa ở lứa đẻ tiếp theo

17.4 16
Heo con sinh ra còn sống/lứa ở lứa đẻ tiếp theo 15.4 14.3
Tỷ lệ đậu thai (%) 85.2% 85%
Tuổi trung bình (lứa ) 3.8 3.6

Lên giống sau khi cai sữa đối với nái nuôi hộ là chỉ số mà người chăn nuôi quan tâm nhất, vì thời gian cho con bú kéo dài điển hình ở nái nuôi hộ có thể dẫn đến suy giảm thể trạng hoặc động dục không được phát hiện trong chuồng đẻ, cùng nhiều yếu tố khác. Trong hình dưới đây, có thể thấy rằng nái nuôi hộ không gặp khó khăn hơn trong việc lên giống sau cai sữa so với heo nái không được sử dụng làm nái nuôi hộ, với khoảng thời gian trung bình từ cai sữa đến lần phối giống đầu tiên là 6 ngày. Tương tự như những con heo nái còn lại, những con nái nuôi hộ gặp vấn đề lớn hơn trong việc lên giống ở lứa đẻ đầu (Hình 4).Wean-to-first service interval of nurse sows as a function of parity number

Tóm lại, việc sử dụng nái nuôi hộ là một giải pháp để cứu những heo con dư ra từ những heo nái cao sản và việc quản lý chúng đúng cách sẽ đảm bảo năng suất sau này của chúng không bị ảnh hưởng. Việc lựa chọn nái nuôi hộ sẽ không chỉ phụ thuộc vào lý lịch của heo nái cụ thể mà còn cần phải tính đến các chỉ số khác nhau có thể bị ảnh hưởng tiêu cực khi heo nái được sử dụng làm nái nuôi hộ, chẳng hạn như thời gian lên giống sau cai sữa, số lần đẻ/năm và thêm thời gian nái nuôi hộ sử dụng chuồng đẻ, cũng như chi phí mà tất cả những điều này yêu cầu. Theo dữ liệu được trình bày, sử dụng heo nái lứa 2 đến 4 là phù hợp nhất, vì chúng là những con ít gây ảnh hưởng nhất đến dữ liệu sản xuất tổng thể.