Kiểm soát sốt sau sinh để tối đa hóa lượng ăn vào của nái trong thời kỳ nuôi con

Juan Carlos PinillaLori ThomasKendall Weger
13-Th9-2022 (Trước đó 2 năm 3 tháng 26 ngày)

Giới thiệu

Sau khi nái đẻ, trọng tâm chuyển từ nái sang heo con với mục đích giảm thiểu tỷ lệ chết trước khi cai sữa và tạo ra heo con cai sữa chất lượng. Heo con cai sữa nặng ký, đồng đều và khoẻ mạnh sẽ giúp heo phát triển tốt trong các giai đoạn tiếp theo trước khi chúng được đưa ra thị trường. Tuy nhiên, điều quan trọng là không chỉ tập trung vào heo con trong giai đoạn theo mẹ, mà cũng phải chú ý tới cả con nái vì 3 trong số mỗi 4 nái được phối giống hàng tuần là những nái cai sữa rời khỏi phòng đẻ tuần trước đó.

Các nghiên cứu và kinh nghiệm trước đây đã chứng minh những tác động tích cực của các quy trình chăn nuôi tốt và lượng ăn vào cao trong giai đoạn nuôi con đối với năng suất sinh sản của nái. Có nghĩa là, những gì xảy ra trong giai đoạn nuôi con này sẽ ảnh hưởng đến nái trong giai đoạn phối, mang thai và nuôi con sau đó. Chưa kể, các kĩ thuật quản lý nái mang thai, đặc biệt liên quan đến thể trạng heo cái (nái và hậu bị), có thể ảnh hưởng đến lượng cám mà nó sẽ tiêu thụ trong giai đoạn nuôi con. Do đó, điều quan trọng là các đội nhóm khác nhau (phối, mang thai và đẻ) trong một trại nái phải phối hợp cùng nhau, để đạt được cùng một mục tiêu.

Mục đích của bài viết này là:

Lượng ăn vào và kích thước ổ đẻ tiếp theo

Có nhiều tài liệu cho rằng đợt nuôi con đầu tiên có thể là một thách thức đối với hậu bị và do đó, ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất sinh sản sau này. Nhìn chung, nái đẻ lứa đầu có lượng thức ăn thấp trong thời kỳ tiết sữa và không thể đáp ứng nhu cầu của lứa heo con đang bú sữa khỏe mạnh. Dữ liệu thực địa quan sát, được thu thập bởi nhóm kỹ thuật của chúng tôi, đã phát hiện ra sự khác biệt lớn trong lượng tiêu thụ cám nuôi con giữa các nái. Ngoài ra, dữ liệu cho thấy rằng kích cỡ ổ đẻ tăng lên với lượng cám nuôi con tiêu thụ lần trước đó (Hình 1). Nói cách khác, nái tiêu thụ càng nhiều cám trong giai đoạn cho con bú, thì số heo con trong lứa tiếp theo của chúng càng nhiều. Phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của lượng ăn vào trong giai đoạn nuôi con và khuyến khích các chiến lược phòng ngừa và giảm thiểu các yếu tố có thể hạn chế lượng ăn vào.

<p>H&igrave;nh 1. Ảnh hưởng của lượng ăn v&agrave;o ở lứa đẻ thứ nhất đến k&iacute;ch cỡ ổ đẻ ở lứa thứ hai. C&aacute;m ti&ecirc;u thụ của lứa đẻ đầu ti&ecirc;n c&oacute; ảnh hưởng đến k&iacute;ch cỡ ổ đẻ lứa thứ hai. Việc giảm thiểu c&aacute;c hạn chế về c&aacute;m ở n&aacute;i tơ đ&atilde; mang lại hiệu quả. Nguồn: PIC North America Technical Services (chưa xuất bản).</p>

Kiểm soát cơn sốt

Sốt được định nghĩa là sự tăng thân nhiệt, thường xảy ra như một phản ứng với nhiễm trùng. Sốt sau khi đẻ thường là hậu quả của nhiễm trùng trong tử cung, khi vi khuẩn cơ hội đường sinh dục hiện diện trong khu đẻ và/hoặc trên da của nái được đưa vào sâu hơn cổ tử cung.

Xác định xem nái có bị sốt hay không là một thao tác cấp thiết cho phép nhân viên xác định những con cái cần điều trị kịp thời.

Đầu tiên, điều quan trọng là xác định thời điểm cần đo thân nhiệt độ cho nái. Chiến lược tốt nhất là đo vào buổi sáng sau khi nái đẻ xong. Tức là khoảng 24 giờ sau thời điểm đẻ. Tùy thuộc vào nhân công có tại trại, có thể đo thân nhiệt vào buổi sáng và buổi chiều để xác định chính xác hơn các cơn sốt.

Ở nái đang cho con bú, sốt được định nghĩa là thân nhiệt từ 39,4°C (103°F) trở lên

Các quan sát thực tế tại các trại thực hiện chiến lược quản lý thân nhiệt như trên đã cho thấy những hiệu quả tích cực trong việc phòng tránh nái giảm lượng ăn vào. Nếu không đo thân nhiệt, heo cái thường bỏ ăn do nhiễm trùng và điều này cảnh báo người chăn nuôi rằng có điều gì đó không ổn. Nếu có số liệu thân nhiệt nái, người chăn nuôi có thể xác định và điều trị sớm hơn cho heo cái, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tỉ lệ giảm ăn. Do đó, việc xác định sớm cho phép nhân viên thực hiện các biện pháp can thiệp sớm hơn và kiểm soát các tác động tiêu cực nhanh hơn.

Theo kinh nghiệm thực địa của tác giả, bất kỳ nhiệt kế nào cũng đủ dùng để đo thân nhiệt nái. Sự khác biệt chỉ đơn giản là sự lựa chọn về chi phí và thời gian để có kết quả nhiệt độ. Nhiệt kế điện tử mới được sử dụng trong nhân y mất từ 8 đến 10 giây, trong chăn nuôi heo hiện đại, có thể là một điểm cộng. Mặc dù nhiệt kế điện tử đắt hơn, chúng sẽ nhanh chóng “tự hoàn vốn” cho người chăn nuôi nếu được sử dụng như mô tả ở trên và góp phần vào tăng cáo lượng ăn vào, dẫn đến kích cỡ ổ đẻ lớn trong lần đẻ sau.

Cuối cùng, sau đây là các chiến lược quản lý phụ trợ sẽ tạo ra hàng rào ngăn cản sự lây nhiễm, từ đó làm giảm mức độ giảm ăn của nái nuôi con:

  1. Quét phân sau lưng nái đẻ, một hoặc hai lần mỗi ngày
  2. Chỉ móc những nái cần hỗ trợ sau 20 - 30 phút kể từ khi heo con cuối cùng được sinh ra.
  3. Mang một găng tay dài bằng nhựa, sử dụng chất bôi trơn
  4. Phải giữ không cho găng tay nhựa bị vấy nhiễm bởi bụi và/hoặc phân
  5. Đảm bảo các nhân viên đỡ đẻ cắt ngắn móng tay và không đeo nhẫn khi ở trại
  6. Đảm bảo nái có đủ nước và lưu lượng tối thiểu 2 L/phút
  7. Hậu bị được tập cho nhận biết và uống từ núm nước trước khi đến ngày đẻ.