Ước tính sản lượng thức ăn hỗn hợp của EU năm 2023 và triển vọng thị trường năm 2024

6 tháng 12, 2023/ FEFAC/ Liên minh châu Âu.
https://fefac.eu/

13-Th12-2023 (Trước đó 11 tháng 11 ngày)

Theo dự báo dữ liệu do các thành viên FEFAC cung cấp, sản lượng thức ăn hỗn hợp của EU (EU27) cho vật nuôi trang trại vào năm 2023 ước đạt 144,3 triệu tấn, giảm 2% so với năm 2022.

Thị trường thức ăn chăn nuôi EU vào năm 2023 phản ánh những áp lực liên tục về quản lý khủng hoảng thị trường và chính trị cũng như nhu cầu ngày càng tăng về việc cung cấp các giải pháp thức ăn chăn nuôi bền vững nhằm giải quyết các động lực thị trường và tuân thủ các quy định. Những xu hướng này là sự phản ứng trước những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu (như hạn hán và lũ lụt) đối với việc cung cấp nguyên liệu thô và tác động của dịch bệnh ở động vật lên năng lực chăn nuôi, bao gồm Cúm gia cầm (AI) và Dịch tả heo Châu Phi (ASF). Ngoài ra, các chính sách quốc gia từ mục tiêu giảm khí thải nhà kính đến quy định phát thải nitrat đều góp phần tạo ra những thay đổi này. Evolution of compound feed production per category

Sản lượng thức ăn hỗn hợp có sự khác nhau giữa các Quốc gia Thành viên: sản lượng thức ăn chăn nuôi của các quốc gia như Đức, Ireland, Đan Mạch và Hungary giảm khoảng 5%, còn các quốc gia khác như Áo, Bulgaria, Ý và Romania có mức tăng khiêm tốn. Các quốc gia thành viên còn lại đã giảm nhẹ sản lượng thức ăn chăn nuôi hoặc duy trì ở mức tương tự như năm trước. Evolution of compound feed production in certain Member States

Tương tự như năm 2022, ngành thức ăn chăn nuôi heo bị ảnh hưởng nặng nề nhất vào năm 2023, với sản lượng tiếp tục sụt giảm gần 2,5 triệu tấn. Ví dụ, Đức phải đối mặt với việc giảm sản lượng thịt heo do mất các thị trường xuất khẩu ở châu Á và do bị các chiến dịch truyền thông tiêu cực nhắm tới. Đan Mạch chứng kiến sản lượng thịt heo giảm đáng kể -13,6% vào năm 2023. Tây Ban Nha, nhà sản xuất thức ăn cho heo lớn nhất EU, giảm 800.000 tấn sản lượng do thói quen của người tiêu dùng thay đổi (lạm phát giá lương thực) và mất thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, Ý tiếp tục vật lộn với những thách thức do Dịch tả heo châu Phi (ASF) gây ra.

Về triển vọng nhu cầu thức ăn hỗn hợp vào năm 2024, tình hình vẫn chưa ổn định. Các yếu tố chính, chẳng hạn như tác động của dịch bệnh động vật, tình trạng bất ổn kinh tế, lạm phát giá lương thực cao kéo dài, thời tiết bất thường đang diễn ra và việc nhập khẩu các sản phẩm thịt gia cầm từ Ukraine ngày càng tăng, đang ảnh hưởng đến sản xuất nội địa. Ảnh hưởng của các chính sách “xanh và phúc lợi động vật” dự kiến sẽ tác động tiêu cực đến triển vọng thị trường chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi, mặc dù chi phí cho các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính, chủ yếu là ngũ cốc dùng làm thức ăn chăn nuôi, đã giảm trở lại mức trước khi Nga xâm chiếm Ukraine.