Tiêu chảy đôi khi có thể rất nhiều và lỏng, gây mất nước và suy nhược. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết có thể dao động từ một vài heo con trong vài lứa đến tất cả heo con trong hầu hết các lứa. Trọng lượng heo con cai sữa bị giảm có thể ảnh hưởng đến khả năng thích nghi ở giai đoạn sau cai sữa.
Có rất nhiều tác nhân gây bệnh và đa phần chúng thường cộng hợp cùng gây bệnh.
Những điểm quan trọng trong quản lý là:
Nhiều loại vắc-xin thương mại gồm các chủng khác nhau, có sẵn trên thị trường châu Âu và việc xác định chiến lược chủng ngừa phải được điều chỉnh theo từng đàn (Bảng 1). Việc chủng ngừa vi khuẩn E. coli và Clostridium perfringens type C được thực hiện ở hầu hết các đàn giống ở Pháp. Theo tôi, không cần tranh luận về hiệu quả của việc thực hiện này.
Giống như bệnh viêm ruột hoại tử do Clostridium perfringens type C (CpC), việc tiêm vắc-xin kiểm soát mầm bệnh này đã làm cho biểu hiện lâm sàng của tình trạng tiêu chảy thường gây ra bởi vi khuẩn E. coli rất bất thường (Monteagudo, 2022).
Đối với Clostridium perfringens type A, tình hình lại khác và khá khó khăn hơn và hiệu quả của vắc-xin không rõ ràng như đối với E. coli hoặc CpC. Ngay cả vai trò của nó là nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con sơ sinh (Jacobson, 2022) vẫn còn đang được tranh luận.
Ở Pháp, một loại vắc-xin phòng ngừa rotavirus (chứa một kiểu gen của rotavirus A (RVA)) mới có mặt trên thị trường được vài tháng và thời điểm này không cho phép chúng tôi đánh giá hiệu quả của vắc-xin này. Điều này cũng gần như tương tự đối với vắc-xin Clostridioides difficile vì vi khuẩn này không thường được chú ý trong chẩn đoán các trường hợp tiêu chảy (không có tổn thương dạng núi lửa (volcano lesion) điển hình ở mô bệnh học) (Boulbria, 2023).
Bảng 1. Các chủng thường có trong các loại vắc-xin phòng tiêu chảy ở heo con sơ sinh hiện có ở Pháp.
E. coli F4ab |
E. coli F4ac |
E. coli F5 |
E. coli F6 |
E. coli F41 |
E. coli F18 ab and ac |
E. coli Lt |
RVA | CpA α toxin |
CpA β2 toxin |
Cd A and B toxin |
CpC ß toxin |
|
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
ENTERICOLIX® | X | X | X | X | X | X | ||||||
ENTEROPORC COLI AC | X | X | X | X | X | X | X | |||||
PORCILIS® COLICLOS | X | X | X | X | X | X | ||||||
PORCILIS® PORCOLI | X | X | X | X | X | |||||||
SUISENG® COLI/C | X | X | X | X | X | X | ||||||
SUISENG® Diff/A | X | X | ||||||||||
SUIGEN® ROTA COLI | X | X | X | X | X | X |
E. coli = Escherichia coli
RVA = Rotavirus A
CpA = Clostridium perfringens type A
CpC = Clostridium perfringens type C
Cd = Clostridioides difficile
Các loại vắc-xin thương mại hiện có không thể “bao phủ” được tất cả các mầm bệnh trong trại. Trong những trường hợp này, hai chiến lược có thể được xem xét là:
Ở Pháp, trên heo không được phép sử dụng các loại auto vắc-xin kiểm soát vi khuẩn kỵ khí hoặc virus. Điều đó có nghĩa là, đối với các tác nhân vi khuẩn gây bệnh liên quan đến các trường hợp tiêu chảy ở heo con sơ sinh, auto vắc-xin chỉ có thể được chỉ định để ngăn ngừa nhiễm trùng do Enterococcus hirae (đôi khi là Enterococcus durans) và ít phổ biến hơn là E. coli mà vắc-xin thương mại không thể “bao phủ”. Trong thực tế, điều đó có nghĩa E. coli không mang yếu tố kết dính F4, F5, F6, F41 hoặc F18 nhưng có thể gây bệnh do khả năng sản xuất các độc tố ruột enterotoxin (chủ yếu là Sta và Stb) và/hoặc có mang yếu tố kết dính AIDA-1 (Jacobson, 2022).
Trong trại, bằng chứng về hiệu quả của các loại auto vắc-xin vẫn còn đang được tranh luận và không có bằng chứng khoa học cụ thể. Một lời giải thích có thể là, ví dụ, do các loài cầu khuẩn ruột Enterococci thuộc nhóm vi sinh vật thường hiện diện ở đường ruột nên khá khó để chọn “đúng” chủng để đưa vào vắc-xin. Điều này có lẽ là cản trở chính cho sự phát triển các loại auto vắc-xin.
Ở Hoa Kỳ, đặc biệt nhằm ngăn ngừa bệnh tiêu chảy liên quan đến rotavirus, biện pháp cho nái hậu bị phơi nhiễm trước khi nhập trại và cho heo nái và/hoặc nái hậu bị phơi nhiễm trước khi đẻ được sử dụng rộng rãi để phát triển và đồng nhất khả năng miễn dịch của heo nái (Kumar, 2022). Điều này bao gồm việc đưa phân (từ heo nái sau khi đẻ) và/hoặc phân tiêu chảy của heo con vào chuồng nái hậu bị trong giai đoạn cách ly và heo nái và nái hậu bị trong lúc mang thai. Mặc dù có hiệu quả rõ ràng đối với các loại serotype rotavirus khác nhau, các quy định của Châu Âu nghiêm cấm mọi cách tự tạo auto vắc-xin từ vật liệu “bị vấy nhiễm” ở đàn heo.
Nhiều điểm quan trọng khác trong quản lý phải được xem xét vì tầm quan trọng trong việc gây tiêu chảy ở heo con sơ sinh:
Khi mới sinh, nên trang bị một tấm thảm và nguồn nhiệt thứ hai (rất khuyến khích sử dụng sàn bê tông và sàn ấm) phía sau heo nái.
Nhiệt độ cần ở khoảng 22°C đối với heo nái và 31-32°C đối với heo con khi đẻ. Sau đó, mỗi tuần có thể giảm một độ.
Kết hợp với kế hoạch chủng ngừa phù hợp với từng trại và được xác định sau khi áp dụng phương pháp chẩn đoán hoàn chỉnh, việc cải thiện chăm sóc heo con và heo nái xung quanh giai đoạn đẻ sẽ giải quyết được hầu hết các vấn đề tiêu chảy ở heo con sơ sinh.