Các chuyên gia tư vấn thú y ngành heo có đặc quyền được đến thăm hàng loạt cơ sở chăn nuôi trong công việc hàng ngày của họ. Mức độ lập kế hoạch và mức đầu tư cho an toàn sinh học của các đơn vị này rất khác nhau. Tuy nhiên, có thể thực hiện an toàn sinh học có chi phí thấp và hiệu quả cao ở bất kỳ cơ sở nào.
Khi hiểu biết của chúng ta về cách thức lây lan bệnh truyền nhiễm đã phát triển, chúng ta đã cải thiện khả năng xác định phương pháp an toàn sinh học nào là quan trọng nhất để ngăn ngừa sự xâm nhập của dịch bệnh. Những nhà sản xuất đã từng trải bùng phát dịch bệnh làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ là những người dám thừa nhận những điểm yếu về an toàn sinh học của họ nhất và dám thực hiện các thay đổi nhất, bởi vì họ luôn tự hỏi bản thân có thể làm gì khác để ngăn chặn sự tái diễn của vấn đề.
Sau bất kỳ đợt bùng phát nào, các bác sĩ thú y sẽ dẫn đầu các cuộc điều tra để giúp hiểu rõ con đường lây nhiễm có thể xảy ra nhất và đưa ra các khuyến nghị để giúp giải đáp lỗ hổng nào đã xảy ra. Họ hiểu biết về cách mầm bệnh lây lan, tồn tại và cách chúng lây nhiễm sang các động vật khác và từ đó chỉ ra những điểm yếu có thể có về an toàn sinh học và đề xuất các biện pháp an toàn sinh học có thể được áp dụng trong trang trại để ngăn ngừa lây truyền dịch bệnh trong tương lai.
Một báo cáo rất hay về an toàn sinh học cho ngành chăn nuôi heo đã được Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) cùng với Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Ngân hàng Thế giới đưa ra vào năm 2010. Trong tài liệu này, các tác giả, nhà khoa học và bác sĩ thú y từ khắp nơi trên thế giới, đã nhất trí xác định ba yếu tố chính của an toàn sinh học là:
Trong loạt bài viết về an toàn sinh học có hiệu quả cao và chi phí thấp này, chúng tôi sẽ tập trung vào cách các nhà sản xuất có thể thực hiện các khái niệm cơ bản về cách ly trong trại của họ để ngăn chặn sự xâm nhập của các mầm bệnh mới một cách hiệu quả. Bài viết này sẽ tập trung vào việc xác định các khu 'sạch' và 'dơ' và nơi các nhà sản xuất áp dụng khái niệm tách biệt giữa các khu này (Hình).
Hãy nhớ rằng sự tách biệt liên quan đến việc tạo ra các rào cản hữu hình và/hoặc tạm thời để kiểm soát những gì và/hoặc ai đi qua chúng. Những rào cản này có thể được xác định rất rõ ràng, chẳng hạn như hàng rào chu vi và cổng xung quanh trang trại, hoặc chúng có thể mang tính khái niệm hơn, chẳng hạn như một 'vạch đỏ' trên sàn nhà để nhắc nhở người lao động về những khu vực cấm đi.
Khi nói về cách ly ở cấp trang trại, hầu hết các cuộc thảo luận về an toàn sinh học của chúng tôi đều tập trung vào việc xác định sự tách biệt vật lý giữa các vùng để giảm nguy cơ lây truyền bệnh. Chúng tôi thường gọi các khu vực này là "SẠCH" và "DƠ”. Với 'SẠCH' được xác định theo vị trí của heo mà chúng tôi đang muốn bảo vệ. Khu này chỉ chứa các mầm bệnh đặc hữu, là một phần bình thường trong 'tình trạng sức khỏe' của heo . Các khu ‘Dơ’ là những khu vực xung quanh khu 'SẠCH' và có khả năng bị vấy nhiễm các mầm bệnh không thuộc 'tình trạng sức khỏe' bình thường của trại đó . Khi sự gia tăng vấy nhiễm xảy ra, sự tách biệt không thoả đáng giữa các khu vực sẽ làm tăng nguy cơ dịch bệnh xâm nhập!
Không thể xác định ranh giới giữa khu 'SẠCH' và khu ‘DƠ’ nếu không có sự đồng thuận của bác sĩ thú y, nhà sản xuất và công nhân bảo vệ sức khỏe động vật. Đảm bảo rằng người lao động hiểu các khái niệm hướng dẫn an toàn sinh học là rất quan trọng cho việc thực thi. Việc cho phép người lao động tham gia và đóng góp vào việc thiết kế quy trình an toàn sinh học giúp đảm bảo sự thuận tiện và tuân thủ của công nhân với các chỉ thị về an toàn sinh học. Nếu không có sự chấp nhận của công nhân, an toàn sinh học 24/7 sẽ trở thành bất khả thi!
Những gì cần được di chuyển trong trang trại và đâu là ranh giới khu vực sạch/dơ quan trọng?
Làm thế nào chúng ta có thể thiết kế phân chia ranh giới hiệu quả? Chúng ta cần thực hiện những quy tắc nào để tạo ra sự chuyển đổi thích hợp giữa các khu vực này? Trong các bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ tập trung vào các phương pháp chi phí thấp, tác động cao thường được sử dụng trong ngành chăn nuôi heo để đạt được an toàn sinh học hiệu quả.