Một trại 1.000 nái nuôi từ nái đẻ đến xuất chuồng nằm trong vùng hẻo lánh và đã được nâng cấp thành trại 1.500 nái từ đẻ đến cai sữa với một khu chuồng nội bộ nuôi từ cai sữa đến hậu bị (Gilt Development Unit: GDU). Trại này bổ sung số hậu bị từ nguồn heo khỏe mạnh, không nhiễm vi rút PRRS gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trên heo, Mycoplasma hyopneumoniae (M.hyo), Actinobacillus pleuropneumoniae (App) và bệnh tiêu chảy cấp (PED) cùng các bệnh nguy hiểm thường gặp khác trên heo.
Do vị trí của trại cách khoảng 500m so với tuyến đường chính vận chuyển heo, nằm trong khu vực có mật độ chăn nuôi cao và có trại nhận heo cai sữa, chính vì thế trại đã triển khai nhiều biện pháp và quy trình an toàn sinh học được cho là rất hiệu quả để bảo vệ tình trạng sức khỏe đàn heo trong trại. Điều quan trọng cần lưu ý là vào thời điểm đó, các trạm trung chuyển heo và thức ăn chưa được xem là khâu chủ chốt để phá vỡ chuỗi lây truyền các tác nhân gây bệnh.
Những hậu bị thay đàn, khoảng 60 con phối theo mẻ 3 tuần, được nuôi ở chuồng GDU. Số hậu bị còn lại và heo đực thiến được chuyển hàng tuần đến địa điểm bên ngoài là khu 2 và 3 của cùng một hệ thống chăn nuôi. Sau 11 tháng nuôi ở trại, chúng bị vấy nhiễm chủng PRRS 1-7-4 RFLP. Trại đã ổn định tình hình bằng việc tiêm một mũi vắc-xin vi rút sống đồng chủng cho tất cả đàn giống và hậu bị thay đàn. Năm tháng sau, do tăng công suất, trại đã tăng số hậu bị thay đàn nội bộ để có tổng đàn 2.500 nái. Sáng kiến tăng đàn này làm cho trại có nhiều heo nái lứa nhỏ và do đó heo cai sữa và heo hậu bị lớn trong GDU có miễn dịch kém.
Hai tháng sau, các dấu hiệu lâm sàng và bệnh tích đặc trưng của bệnh App đột ngột xuất hiện tại khu heo giống và heo thịt. Các dấu hiệu lâm sàng nhanh chóng lan rộng khắp các khu trại và tỷ lệ chết tăng nhanh với triệu chứng đặc trưng là chảy nước mũi có bọt máu. Khi mổ khám heo thấy phổi bị viêm màng phổi cấp tính và viêm phế quản phổi hoại tử nặng. Các dấu hiệu lâm sàng chính ở heo choai là chán ăn, suy nhược, sốt, ho, khó thở và nôn mửa. Ngoài ra, tỷ lệ chết và sảy thai tăng cao vào những tuần cuối của thai kỳ, đợt bùng phát kéo dài tới 12 tuần.
Trong tuần dịch bệnh bùng phát, một bộ mẫu mô hoàn chỉnh bao gồm mẫu phổi, hạch bạch huyết và máu đã được gửi đến phòng thí nghiệm để chẩn đoán. Quan sát bằng mắt thường và mô bệnh học cho thấy đây là trường hợp điển hình của bệnh viêm phổi màng phổi cấp tính do App gây ra, chứng minh đây là nguyên nhân chính của đợt bùng phát. Tuy nhiên, kết quả huyết thanh học lại phủ nhận điều này vì tất cả các mẫu đều âm tính với App-APX IV và dương tính PCR với cả M. hyo cũng như chủng PRRS 1-7-4 RFLP. Vì nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc đồng nhiễm giữa các tác nhân hô hấp khác nhau rất phổ biến trên heo và nhiễm vi rút có thể tạo điều kiện để vi khuẩn nhiễm kế phát, vì thế đàn heo này được cho là đã nhiễm App trong quá trình nuôi. Bác sĩ thú y phụ trách kết luận rằng các dấu hiệu lâm sàng là do sự kết hợp giữa lây truyền ngang M. hyo và sự mất ổn định miễn dịch đối với PRRS trong đàn, nên quyết định ổn định lại đàn heo bằng cách tái chủng vắc-xin vi rút PRRS. Một tuần sau, từ mẫu mô phổi đã nuôi cấy được một loại vi khuẩn có kiểu hình giống App; và ba tuần sau, các serotype 1 và 7 đã được ghi nhận. Về mặt logic, việc tiêm vắc-xin vi rút PRRS sống đã làm trầm trọng thêm đợt bùng phát App như được mô tả trong các hình (Hình 2 và 3).
a) Chẩn đoán
b) An toàn sinh học.
Đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của việc: