Cách tổ chức một kế hoạch cải thiện an toàn sinh học

Inmaculada DíazCristina EscuderoMaría Aparicio ArnayCarlos Piñeiro
18-Th9-2023 (Trước đó 1 năm 3 tháng 22 ngày)

Ngày nay, ngành chăn nuôi động vật nói chung và chăn nuôi heo nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức quan trọng về pháp luật, y tế và môi trường như giảm sử dụng kháng sinh, khí thải, các mối đe dọa sức khỏe, v.v. Thực trạng này đồng nghĩa với công tác phòng bệnh ngày càng trở nên quan trọng hơn và an toàn sinh học chắc chắn có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực này.

Trong bối cảnh này, nhiều công ty đang thận trọng giải quyết vấn đề an toàn sinh học, bằng cách cải thiện các trang trại vốn đã ở mức cao và nâng cấp những trang trại đã tụt hậu. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phác thảo cách tổ chức một kế hoạch cải thiện an toàn sinh học theo kinh nghiệm của mình.

Trước hết, kế hoạch cải thiện an toàn sinh học phải luôn đi kèm với một số loại phân tích hoặc đánh giá nhằm xem xét tất cả các khía cạnh liên quan đến an toàn sinh học của trang trại hoặc công ty. Những phương pháp phân tích này có thể được thực hiện bởi các chuyên gia tư vấn bên ngoài hoặc nhân viên nội bộ, điều quan trọng là phương pháp được chọn cung cấp thông tin và dữ liệu có tổ chức sẽ giúp ta tập trung nỗ lực vào các mục tiêu thích hợp.

Thông thường, các phương pháp này là:

Theo nguyên tắc chung, những phương pháp này cung cấp cho chúng ta một điểm số trên thang điểm 100 (hoặc bất kỳ thang điểm nào khác) cho các khía cạnh khác nhau về an toàn sinh học của một trang trại hoặc công ty, chỉ ra những điểm cụ thể còn thiếu sót: việc ra vào của khách tham quan, quản lý, sảnh xuất nhập heo, cách ly, tuyến đường xe tải, v.v. Vì an toàn sinh học rất phức tạp và bao gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau trong trang trại nên việc giải quyết tất cả các thay đổi cùng một lúc có thể là một điều quá sức và cần phải tổ chức một kế hoạch cải thiện để tiến bước một cách hiệu quả.

Giả sử rằng sau khi kiểm tra một trang trại, chúng ta nhận thấy 15 khía cạnh có thể được cải thiện (trong nhiều trường hợp có những rủi ro mà chúng ta không thể tránh khỏi, chẳng hạn như nằm trong khu vực có mật độ chăn nuôi cao). Việc tổ chức kế hoạch phải được cân bằng giữa rủi ro tiềm ẩn liên quan và thời gian cần thiết để giải quyết các khía cạnh này. Do đó, các mục tiêu được sắp xếp theo khung thời gian (Hình 1):

Hình 1.Cải thiện an toàn sinh học đang và sẽ tiếp tục là một quá trình diễn ra ở các trang trại và công ty, do đó việc đánh giá và tổ chức các thay đổi là nền tảng để đạt được thành công.