Ca bệnh lâm sàng: Bệnh sưng phù đầu - Càng điều trị, heo càng chết nhiều!

Manuel Toledo CastilloRocío García EspejoAlejandro Martínez MolinaMaría Elena Goyena SalgadoJosé Manuel PintoÁngela Gallardo Marín
11-Th9-2023 (Trước đó 1 năm 3 tháng 12 ngày)

Bối cảnh

Hai trang trại quan sát có mô hình hệ thống chăn nuôi 3 khu (khu nái, khu sau cai sữa và khu heo thịt tách biệt nhau).

Trang trại A: Có đàn nái sinh sản 2.800 con và được phối giống với nọc Pietrain. Heo con được chuyển đến khu sau cai sữa cách đó khoảng 10 km. Khu sau cai sữa này có 4 chuồng, cho phép thực hiện quy trình cùng vào cùng ra theo từng chuồng, tránh việc có một khu nuôi heo liên tục.

Trang trại B: Có đàn nái sinh sản 2.600 con và được phối giống với nọc Duroc của Đan Mạch. Như trang trại trên, khu sau cai sữa được xây dựng cách xa khu nái và gồm 3 dãy chuồng độc lập.

Nhìn chung, an toàn sinh học ở cả hai trang trại đều ở mức trung bình và chúng nằm ở những khu vực có mật độ nuôi cao.

Heo con được chuyển đến khu sau cai sữa có trọng lượng trung bình là 6,5 kg (mặc dù ở các trang trại này có những heo nái năng suất cao, chúng ta có thể tìm thấy một tỷ lệ lớn heo con nặng 3,5 kg) và trong hai tuần đầu tiên, chúng tiêu thụ thức ăn tập ăn prestarter với 2500 ppm oxit kẽm. Trong thức ăn tập ăn starter, với mục tiêu thay thế oxit kẽm, một hỗn hợp axit hữu cơ được đưa vào làm chất phụ gia riêng biệt. Nước uống có độ dẫn điện dưới 900 microsiemmens. Sau 6-7 tuần trong khu sau cai sữa, heo con được chuyển đến khu heo thịt, nằm trong bán kính 150 km.

Trình bày vấn đề

Vấn đề bắt đầu khi heo con từ trang trại B được đưa đến khu heo thịt và xuất hiện những con mắc bệnh sưng phù (ED). Hiện tượng sưng phù xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể (não, mí mắt, mặt, thanh quản, mạc treo đại tràng) và vật nuôi chết rất nhanh (Ảnh 1 và Ảnh 2). Tình trạng sưng phù do độc tố trong não gây ra các dấu hiệu thần kinh trên heo bệnh như mất khả năng di chuyển phối hợp, dáng đi loạng choạng hoặc không thể đi lại (Video 1). Các heo bệnh có biểu hiện suy hô hấp do hậu quả của chứng sưng phù và tổn thương mạch máu ở đường hô hấp (Video 2). Những con khỏe mạnh nhất trong đàn thường bị ảnh hưởng nặng nhất. Hiện tượng chết xảy ra rất nhanh ở một số lượng lớn động vật. Khi mổ khám, quan sát thấy tình trạng sưng phù dịch gelatin trong đại tràng (Ảnh 2, bên phải) và sưng phù có máu trong các mô. Chúng ta cũng có thể tìm thấy đốm xuất huyết trong ruột và tràn dịch huyết thanh ứ đọng trong khoang bụng.

Phù nề thanh quản tạo ra âm thanh rên rỉ đặc trưng.
REPRODUCTOR_MP3[37853]

Eyelid edema

Colon edema

Video 1. Dấu hiệu thần kinh liên quan đến các mức độ sưng phù.

Video 2. Sưng phù phổi và mí mắt.

Ban đầu, những đợt bùng phát bệnh được kiểm soát bằng phương pháp cho heo nhịn ăn và điều trị kháng sinh, nhưng trong các đợt nổ dịch sau, những biện pháp này không còn hiệu quả nữa. Các mẫu được lấy và gửi đến phòng thí nghiệm để xác định các yếu tố độc lực (tua bám dính và độc tố) và nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của kháng sinh để biết nên sử dụng loại nào cho việc kiểm soát mầm bệnh (Phân tích 1). Ngày càng có nhiều nhóm heo với các triệu chứng cấp tính hơn bắt đầu xuất hiện và người ta quan sát thấy rằng khi những heo bệnh này được điều trị bằng thuốc cấp đường uống hoặc đường tiêm thì tỷ lệ tử vong tăng cả về số lượng và tốc độ.

.Phân tích 1. Các yếu tố độc lực và nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của các mẫu đã lấy.

VI SINH VẬT HỌC
ID MẪU ĐỊNH DANH
1 Beta-hemolytic Escherichia coli ***
2 Beta-hemolytic Escherichia coli ***/Proteus
3 Beta-hemolytic Escherichia coli ***
4 Beta-hemolytic Escherichia coli ***
5 Beta-hemolytic Escherichia coli ***/Proteus
6 Beta-hemolytic Escherichia coli ***
YẾU TỐ ĐỘC LỰC E. COLI
XÁC ĐỊNH MẪU
Mẫu gộp 1-5
E. coli gen eae Dương tính(Cq 37)
F4 Dương tính(Cq 19)
F5 Âm tính
F6 Âm tính
F41 Âm tính
F18 Dương tính(Cq 33)
STa Dương tínhCq 28)
STb Dương tính(Cq 18)
LT Dương tính(CQ 17)
STX2e Dương tính(Cq 35)
AIDA Dương tính(Cq 33)
EAST Dương tính(Cq 17)
Escherichia coli Dương tính(Cq 18)

Kháng sinh MIC (microg/ml) Kết quả
Nhạy Kháng
D-Ampicillin > 16 ≤ 8 ≥ 32
D-Spectinomycin 16 ≤ 32 ≥ 128
D-Trimetoprim/ sulfametoxazol ≤ 2 ≤ 2
C-Gentamicin 16 ≤ 2 ≥ 8
C-Neomycin 8 ≤ 6
≥ 25
C-Amoxicillin+clavulanic acid 16 ≤ 0.25
≥ 1
C-1-Florfenicol > 8 ≤ 2 ≥ 8
C-CIindamycin > 10 ≤ 0.5 ≥ 4
B-Ceftiofur ≤ 0.25 ≤ 2 ≥ 8
B-Colistin 12 ≤ 2 >2
B-Enrofloxacin 1 ≤ 0.25 ≥ 1
B-Danofloxacin 1 ≤ 0.25 ≥ 1

Quyết định được đưa ra là điều chỉnh công thức thức ăn, giảm lượng protein và năng lượng, đồng thời bổ sung chất xơ không tiêu hóa để ngăn chặn lượng protein dư thừa trong ruột sẽ làm tăng số lượng trực khuẩn đường ruột. Biện pháp này có vẻ cải thiện được phần nào tình hình, tuy nhiên vẫn có một số đợt dịch bùng phát gây thiệt hại lớn trong thời gian rất ngắn. Tình trạng này khiến các trại heo cũng như tất cả các bác sĩ thú y đến thăm trại đều cảm thấy bối rối bất lực, vì các biện pháp đã thực hiện không giải quyết được vấn đề.

Trong tình huống này, biện pháp tiếp theo cần thực hiện là tiêm vắc-xin độc tố chống lại độc tố Shiga. Sau khi tiêm vắc-xin 3 tuần, kháng thể trung hòa xuất hiện và khả năng bảo hộ kéo dài cho đến khi heo con được 15 tuần tuổi. Vắc-xin thường được tiêm cho heo con từ 4 ngày tuổi. Tuy nhiên, do trại này thiếu đáp ứng với các biện pháp được thực hiện trước đó và để đẩy nhanh việc tiêm chủng cho đàn ở độ tuổi phòng bệnh chủ chốt, trại đã quyết định tiêm phòng cho heo con xung quanh thời điểm cai sữa, nghĩa là heo con được tiêm phòng từ 4 ngày tuổi cho đến thời điểm cai sữa, vì dấu hiệu lâm sàng thường xuất hiện vào cuối giai đoạn sau cai sữa và giai đoạn xuất chuồng. Bệnh ED ngày càng nguy hiểm vì các phương pháp điều trị bằng kháng sinh không những không hiệu quả mà còn gây chết heo. Khi vi khuẩn bị tiêu diệt, một lượng lớn độc tố được giải phóng vào cơ thể heo, từ đó sẽ gây ra tổn thất lớn cho trang trại. Để heo nhịn ăn là phương pháp tốt nhất, nhưng phải được thực hiện trong thời gian dài, nếu không bệnh có thể tái phát. Oxit kẽm ngăn chặn sự tổng hợp thêm STx bên trong vi khuẩn và oxit kẽm hòa tan bắt đầu được sử dụng để kiểm soát và hỗ trợ cho tất cả các biện pháp phòng bệnh khác.

Tại trang trại A, có sự lưu hành của bệnh PRRS và bệnh này cũng xảy ra ở giai đoạn sau cai sữa. Do đó, các cơ chế bảo vệ phổi bị thay đổi bởi vi-rút, làm giảm đáp ứng miễn dịch và gây khó khăn cho việc loại bỏ vi khuẩn thứ phát, gây ra tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Streptococcus cao hơn. Việc tăng cường các phương pháp điều trị để kiểm soát quá trình này và các vấn đề hô hấp khác xuất hiện dẫn đến việc bùng phát bệnh sưng phù tại thời điểm 20 ngày sau khi vật nuôi được đưa vào khu heo thịt, nguyên nhân được cho là do rối loạn sinh lý đường ruột do amoxicillin gây ra.

Evolution of deaths, Farm A.
Trong trường hợp này, các yếu tố ảnh hưởng ban đầu (PRRS và liệu pháp kháng sinh) làm nổi bật tác dụng ức chế của oxit kẽm và thay thế chất này bằng hỗn hợp axit hữu cơ. Trong tình huống này, sử dụng vắc-xin phòng bệnh sưng phù ở giai đoạn theo mẹ đã được chọn và là một phần cơ bản của quy trình hành động, biện pháp đầu tiên được đề xuất là kiểm soát sự lưu hành của vi-rút PRRS ở trang trại A.

Vấn đề là heo con bị nhiễm vi-rút PRRS lưu hành trong trại phải được điều trị bằng kháng sinh để kiểm soát tổn thất do các mầm bệnh thứ phát gây ra. Trong trường hợp này, khi cố gắng kiểm soát bằng amoxicillin trong nước (vì sử dụng thức ăn không trộn thuốc), bệnh sưng phù sẽ bùng phát mạnh hơn, do đó không thể thiết lập các biện pháp điều trị để kiểm soát mầm bệnh đường hô hấp.

QUAN SÁT

Oxit kẽm bảo vệ và chống lại mức độ nghiêm trọng của bệnh sưng phù bằng cách giảm nồng độ độc tố bên trong vi khuẩn (nội độc tố endotoxin). Đúng là chất này duy trì sự ổn định của màng và ngăn chặn hoạt động của các độc tố chịu nhiệt và không chịu nhiệt. Nhiều khi, không có sự liên hệ giữa nguyên nhân và hậu quả ngay lập tức, mà nó xảy ra theo thời gian, vì lượng lớn vi khuẩn phải bắt đầu sinh sôi nảy nở trong ruột của heo con và chúng phải có nồng độ độc tố cao hơn, và do đó, chúng thường xuất hiện dưới dạng các ổ dịch bùng phát trong những khoảng thời gian khác nhau.

Các loại vắc-xin độc tố chống lại bệnh sưng phù là một công cụ tuyệt vời. Chúng hoạt động rất tốt, nhưng các giải pháp dinh dưỡng phải được điều chỉnh để ngăn chặn sự phát triển và làm trầm trọng thêm tác hại của các chủng trực khuẩn đường ruột khác nhau trong giai đoạn cai sữa.

Cho heo nhịn ăn là phương pháp tốt nhất, cùng với việc sử dụng oxit kẽm trong nước uống, là những lựa chọn thay thế được chọn lựa, vì việc sử dụng kháng sinh trong các trường hợp nghiêm trọng có thể gây phản tác dụng như đã mô tả ở trên.

Chất lượng các hàng rào lý-hóa và vi sinh của nước uống cũng rất quan trọng, vì nó có thể là yếu tố biến một sự cố với ít thiệt hại trở thành một thảm họa thực sự.

Đây là một trong những tình huống khó chịu nhất đối với bác sĩ thú y lâm sàng. Không thể đưa ra quy trình điều trị thích hợp cho vật nuôi, vì sẽ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn và chúng ta phải đợi ít nhất ba đến bốn tuần sau khi thiết lập quy trình tiêm phòng để xem hiệu quả thế nào. Nhưng trên hết, phải biết nguyên nhân gây bệnh là gì, bởi vì nếu là bệnh sưng phù gây ra bởi E.coli tiết độc tố Shiga, chúng ta có thể sử dụng vắc-xin phòng bệnh; còn nếu là các chủng E.coli khác, chúng có thể phát triển các dạng bệnh tích do ngoại độc tố exotoxin và gây ra các triệu chứng do trực khuẩn đường ruột sinh độc tố ruột khi bắt đầu chuyển sang khu heo thịt.