Việt Nam tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp

23 tháng 6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn/ Việt Nam. https://www.mard.gov.vn

05-Th7-2023 (Trước đó 1 năm 5 tháng 18 ngày)

Theo FAO, trong vài năm qua, ngành Nông nghiệp Việt Nam đã hoạt động rất hiệu quả. Năm 2022, tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản vượt 52 tỷ USD, góp phần tăng trưởng GDP hơn 6,5%; chăn nuôi đóng góp 25,2% GDP nông nghiệp của Việt Nam.

Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa ảnh hưởng đến chăn nuôi, như các mối de dọa từ dịch bệnh động vật. Các bệnh ở động vật có thể có tác động đáng kể đến chăn nuôi, thương mại, sinh kế, an ninh lương thực và nền kinh tế các quốc gia, cũng như sức khỏe con người; ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quần thể động vật hoang dã đang gặp nguy hiểm hoặc đang bị đe dọa và làm gián đoạn các nỗ lực bảo tồn da dạng sinh học.

Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên Thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam đánh giá, đề án trên là một trong những cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong bảo đảm phúc lợi và an ninh lương thực cũng như thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi thông qua kiểm soát hiệu quả dịch bệnh động vật, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và hội nhập của ngành chăn nuôi trong thương mại toàn cầu.

Tuy nhiên, công tác thú y của Việt Nam còn bộc lộ nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay, nhất là trong bối cảnh thế giới vừa trải qua đại dịch Covid - 19; Việt Nam đã phải đối diện với nhiều dịch bệnh nguy hiểm như: Bệnh cúm gia cầm, dại, nhiệt thán, dịch tả heo châu Phi, viêm da nổi cục trâu, bò,…

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: “Để tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án ngành Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các tổ chức quốc tế tiếp tục quan tâm, hỗ trợ ngành Thú y Việt Nam cả về kỹ thuật, chuyên gia và kinh phí. Bộ NN và PTNT cam kết tiếp tục ưu tiên, bố trí các nguồn lực để tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả các nội dung của Đề án ngành Thú y đến năm 2030”.