Bài viết đã bình luận
Monteiro MS, Muro BBD, Poor AP, Leal DF, Carnevale RF, Shiroma MP, Almond GW, Garbossa CAP, Moreno AM, Viana CHC. Effects of farrowing induction with prostaglandins on farrowing traits and piglet performance: A systematic review and meta-analysis. Theriogenology. 2022; 180:1-16. https://doi.org/10.1016/j.theriogenology.2021.12.010.
Bình Luận
Việc sử dụng prostaglandin như một phương pháp kích đẻ đồng bộ là một kỹ thuật được rất nhiều người biết đến và sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực chăn nuôi. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến khác nhau về kỹ thuật này giữa các kỹ thuật viên. Một trong những ý kiến phổ biến nhất là việc sử dụng thường xuyên prostaglandin sẽ làm giảm chất lượng heo con, gây tỷ lệ tử vong trước cai sữa cao hơn nếu quá trình đẻ không được quản lý với sự hỗ trợ nhiều hơn so với bình thường. Nhận định phổ biến này là nguyên nhân dẫn đến thực tế là prostaglandin thường được sử dụng để kết thúc lứa đẻ, nghĩa là nó được dùng trên những con heo đã đạt đến ngày sinh dự kiến và vẫn chưa sinh con.
Bài báo này tiến hành phân tích rất kỹ lưỡng về tất cả những bài đã được công bố. Từ 2629 bài báo, có 52 bài được lựa chọn chỉ dựa trên các tiêu chí khoa học. Những kết luận sau được rút ra từ những bài báo đã được lựa chọn:
Có lẽ một trong những khía cạnh đáng để bàn luận là thời gian mang thai trong các nghiên cứu được công bố và phân tích trong bài báo luôn được tính từ lần phối giống cuối cùng, điều này không phổ biến trong thực tế. Ở hầu hết các trang trại, thời gian mang thai được tính từ lần phối giống được xác định bởi lần thụ tinh đầu tiên (không phải lần thụ tinh cuối cùng). Chi tiết nhỏ này có thể giải thích việc một số kỹ thuật viên có cảm nhận tiêu cực về việc sử dụng prostaglandin, vì nó có thể làm tăng tỷ lệ heo nái được kích đẻ đồng bộ trước 3 ngày hoặc sớm hơn so với ngày sinh dự kiến.
Tóm tắt bài viết đã được bình luận Kích đẻ bằng prostaglandin là một cách để tăng cường giám sát trong quá trình đẻ và chăm sóc đầy đủ cho heo con trong những giờ đầu tiên. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã quan sát thấy các tác động tiêu cực liên quan đến việc kích đẻ, bao gồm giảm khả năng sống sót của heo con, giảm trọng lượng sơ sinh và giảm sản lượng sữa non. Hơn nữa, phản ứng đẻ của heo nái đối với phương pháp sử dụng prostaglandin khác nhau giữa các nghiên cứu, phần lớn bị ảnh hưởng bởi quy trình kích đẻ đã được áp dụng. Do đó, một bài đánh giá tổng quan và phân tích tổng hợp đã được thực hiện để đánh giá tác động của việc kích đẻ bằng prostaglandin đối với tỷ lệ thai chết lưu, trọng lượng khi sinh, tỷ lệ tử vong trước cai sữa, trọng lượng cai sữa, thời gian đẻ và đặc tính của sữa non và sữa cũng như phản ứng của heo mẹ đối với việc sử dụng prostaglandin. Khoảng thời gian từ khi bắt đầu kích đẻ đến khi bắt đầu đẻ (IFIOF) là 31 tiếng và việc sử dụng prostaglandin hai lần đã tăng 37% tỷ lệ heo nái đẻ trong ngày làm việc tiếp theo. Prostaglandin không ảnh hưởng đến thời gian đẻ (P > 0,05). Trọng lượng sơ sinh và trọng lượng cai sữa của heo con chỉ giảm (P <0,05) khi heo mẹ được kích đẻ ≥3 ngày trước ngày sinh dự kiến (dựa trên trung bình của đàn hoặc thời gian mang thai của nhóm đối chứng). Kích đẻ ba hoặc hai ngày trước ngày sinh dự kiến không ảnh hưởng đến tỷ lệ thai chết lưu; ngược lại, tỷ lệ thai chết lưu giảm 28% (P <0,05) khi việc kích đẻ được thực hiện một ngày trước ngày sinh dự kiến. Kích đẻ không ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong trước cai sữa. Nghiên cứu hiện tại đã củng cố các nhận định rằng việc kích đẻ bằng prostaglandin là một công cụ có giá trị để giảm sự thay đổi về thời gian mang thai và đồng bộ quá trình đẻ trong ngày làm việc, cho phép hỗ trợ tốt hơn cho heo nái và heo con. Để đạt được lợi ích tối đa từ việc kích đẻ, nên tiến hành kích đẻ một hoặc hai ngày trước ngày sinh dự kiến. |