Carrión-López MJ, Madrid J, Martínez S, Hernández F, Orengo J. Effects of the feeding level in early gestation on body reserves and the productive and reproductive performance of primiparous and multiparous sows. Research in Veterinary Science. 2022; 148, 42-51. https://doi.org/10.1016/j.rvsc.2022.05.002
20-Th4-2023 (Trước đó 1 năm 6 tháng 26 ngày)Thời kỳ đầu mang thai có thể là thời kỳ tốt nhất để heo nái phục hồi lượng dự trữ cơ thể đã mất trong giai đoạn nuôi con trước đó. Lượng ăn vào tăng lên trong giai đoạn đầu mang thai sẽ giúp đảm bảo mức dự trữ phù hợp của cơ thể khi đẻ và khi cai sữa. Tuy nhiên, ảnh hưởng của mức độ cho ăn sau khi thụ tinh còn đang gây tranh cãi. Mục đích của nghiên cứu này là điều tra ảnh hưởng của các mức độ cho ăn hạn chế khác nhau trong thời kỳ đầu mang thai đối với tình trạng cơ thể, năng suất và khả năng sinh sản cũng như tình trạng trao đổi chất-nội tiết tố của heo nái đẻ lứa đầu và heo nái đẻ nhiều lứa. Tổng số 130 heo nái được phân ngẫu nhiên vào một trong ba mức cho ăn: Lô thí nghiệm I, heo nái được cho ăn ở mức thường dùng từ ngày thứ 3 đến ngày 28 của thai kỳ (2,5 kg·d-1 của chế độ ăn có 2,18 Mcal NE·kg -1 và 13,72 g CP·kg-1) và lô thí nghiệm II và III, trong đó thức ăn được tăng lần lượt là 25% và 50%. Tình trạng cơ thể heo nái, kích thước và trọng lượng lứa đẻ, tỷ lệ chết sớm, tỷ lệ sinh sản, khoảng thời gian từ cai sữa đến động dục và các hormone liên quan đến quá trình trao đổi chất đã được ghi lại.
Tăng trọng cơ thể, chỉ số thể trạng và độ dày mỡ lưng cao nhất được ghi nhận ở heo nái trong lô thí nghiệm III so với heo nái được cho ăn ở mức thông thường (lô thí nghiệm I). Không có sự khác biệt giữa các lô thí nghiệm về kích thước lứa đẻ hoặc trọng lượng lứa đẻ, mặc dù khuynh hướng có nhiều heo con sinh ra sống sót hơn và ít thai chết lưu hơn được ghi nhận ở những heo nái được cho ăn ở lô thí nghiệm III. Ngược lại, những lứa heo con của heo nái được cho ăn ở mức độ cao hơn có tỷ lệ tử vong sau 72 giờ cao hơn so với những con được cho ăn ở mức độ thấp nhất (I), điều này một phần liên quan đến tỷ lệ heo con bị loại bỏ khi sinh cao hơn và heo con có trọng lượng dưới 800g. Không có sự khác biệt về tỷ lệ thụ thai và tỷ lệ đẻ, leptin, progesterone, insulin hoặc cortisol giữa các lô thí nghiệm được áp dụng trong thời kỳ đầu mang thai.
Tóm lại, việc tăng mức độ cho ăn ở heo nái trong thời kỳ đầu mang thai để cải thiện năng suất sinh sản và năng suất ngắn hạn của chúng vẫn còn gây tranh cãi. Cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để tập trung vào việc áp dụng mức cho ăn hạn chế có thể ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sống sót và tỷ lệ heo con nhẹ cân.