Ra vào trại một cách an toàn sinh học. Ngăn chặn mối nguy "hai chân"

Carmen Alonso García-Mochales
11-Th9-2022 (Trước đó 2 năm 2 tháng 12 ngày)

Nhân viên ra vào trại là một trong những sự kiện thường xuyên xảy ra ở các trại heo và mỗi khi có người đi từ khu dơ đến khu sạch sẽ có nguy cơ lây truyền mầm bệnh. Giảm thiểu rủi ro đó là mục tiêu của mọi quy định vào trại. Bất kể trại có thiết kế lối vào của nhân viên như thế nào, mọi lối vào phải có sự phân biệt rõ ràng giữa khu sạch và khu dơ. Nhưng làm thế nào để các khu vực này được xác định rõ ràng? Làm thế nào để nhân viên di chuyển từ khu này sang khu tiếp theo? Làm thế nào chúng ta có thể giám sát chiến lược của mình và liên tục cải tiến theo quy trình? Hãy cùng khám phá một số khái niệm hiện đang được sử dụng trong ngành chăn nuôi heo.

Ngăn ngừa vấy nhiễm từ khu dơ

Cách tốt nhất để ngăn chặn vấy nhiễm chéo tại nơi nhân viên vào là giảm thiểu khả năng khu vực dơ bên ngoài trại bị ô nhiễm ngay từ đầu. Điều quan trọng là phải giữ cho các phương tiện đến trại luôn sạch sẽ cả bên trong và bên ngoài. Các phương tiện của nhân viên và khách phải được đỗ ở vị trí quy định cách xa khu vực giao thông xung quanh trại. Sau khi đậu xe ở khu vực quy định, đặc biệt là đối với khách, phải mang bọc giày bằng nhựa khi họ ra khỏi xe để giày dép của họ không chạm đất. Những tấm bọc giày này phải được sử dụng để bọc giày dép và bảo vệ trại khỏi bị vấy nhiễm cho đến cuối hành trình khi người đó quay trở lại phương tiện của họ. Biện pháp này vừa bảo vệ trại khỏi bị vấy nhiễm và cũng vừa ngăn ngừa giày dép của người đến trại bị vấy nhiễm từ trại (Hình 1).

<p>H&igrave;nh&nbsp;1. Bọc gi&agrave;y gi&uacute;p ngăn ngừa vấy nhiễm ch&eacute;o do gi&agrave;y d&eacute;p.</p>

Xác định và bước qua ranh giới sạch-dơ

Bên trong (sạch) và bên ngoài (dơ) khu vực lối vào phải luôn sạch sẽ và được tổ chức tốt. Vật liệu lót sàn và tường phải bền và dễ dàng làm sạch/sát trùng. Việc bước qua lại giữa các khu sạch-dơ khi ra vào trại là tự giác nhưng cũng cần phải có các biển báo hướng dẫn rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ. Hầu hết các lối vào được thiết kế chuẩn đều có ranh giới rõ ràng. Giày dép và quần áo có khả năng bị vấy nhiễm (tức là 'dơ') được cởi ra và cất ở phía ngoài (tức là 'dơ') còn giày dép và quần áo sạch được cất giữ và sử dụng ở phía trong (tức là 'sạch') của khu vực lối vào. Các chiến lược khác nhau mà chúng tôi có, để tạo ra giới hạn đó, là:

1. Đường màu đỏ: Được sơn trên nền nhà. Tại một số điểm trước khi vào khu vực chăn nuôi thường có yêu cầu vệ sinh tay (Hình 2). Phương pháp này thì chi phí thấp nhưng nguy cơ lây nhiễm chéo cao.

<p>H&igrave;nh 2. Sự ph&acirc;n chia c&aacute;c khu vực bằng một đường m&agrave;u đỏ tại một &nbsp;trại thịt. Ảnh cung cấp bởi Mario Vallverd&uacute;.</p>

2. Hàng rào vật lý: Ví dụ như dùng một băng ghế hoặc các kiểu rào chắn theo chiều dọc khác (Hình 3). Một vùng trung lập bao gồm một trạm vệ sinh tay sẽ bổ sung thêm một định nghĩa khu sạch-trung lập-dơ. Thiết kế này thường được gọi là 'Lối vào kiểu Đan Mạch' (Hình 4). Chi phí vừa phải, có sự phân chia rạch ròi hơn và nguy cơ vấy nhiễm thấp hơn.

<p><strong>Tr&aacute;i</strong>: H&igrave;nh 3. H&agrave;ng r&agrave;o vật l&yacute; của c&aacute;c khu vực bằng c&aacute;ch sử dụng một băng ghế. Gi&agrave;y d&eacute;p v&agrave; &aacute;o kho&aacute;c b&ecirc;n ngo&agrave;i vẫn ở b&ecirc;n ngo&agrave;i h&agrave;ng r&agrave;o. Ảnh cung cấp bởi Dr. Tim Snider <strong>Phải</strong>: H&igrave;nh 4. Lối v&agrave;o kiểu Đan Mạch. H&agrave;ng r&agrave;o vật l&yacute; của c&aacute;c khu vực bằng c&aacute;c băng ghế. Trạm vệ sinh tay khu chuyển tiếp. Ảnh cung cấp bởi Dr. Tim Snider</p>

3. Hàng rào bằng phòng tắm: Một rào chắn phòng tắm được thiết kế chuẩn yêu cầu phải có lối vào từ một phía và lối ra từ phía đối diện. Hướng di chuyển phải đảm bảo rằng tất cả quần áo bên ngoài được cởi ra và nhân viên hoàn thành việc vệ sinh toàn thân trước khi đi vào khu vực sạch. Phòng tắm phải được thiết kế thoát nước sao cho các chất vấy nhiễm không rời khỏi khu vực tắm. (Hình 5)

<p>H&igrave;nh 5. H&agrave;ng r&agrave;o vật l&yacute; của c&aacute;c khu vực bằng c&aacute;ch sử dụng một ph&ograve;ng tắm. Ảnh cung cấp bởi Jordi Balp</p>

Liên tục đánh giá và cải tiến

Bất kể chiến lược nào, tôi luôn khuyến khích các nhà sản xuất và bác sĩ thú y liên tục đánh giá sự tuân thủ và hiệu quả. Bột huỳnh quang đã được sử dụng rộng rãi trong nhân y để đánh giá các quy trình được tạo ra nhằm ngăn ngừa vấy nhiễm môi trường trong quá trình loại bỏ các thiết bị bảo hộ cá nhân. Trong ngành chăn nuôi heo, nó đã được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các quy trình làm sạch và sát trùng vận chuyển cũng như các biện pháp can thiệp an toàn sinh học đối với việc vào trại. Trong một nghiên cứu (Anderson và cộng sự, 2018), họ sử dụng bột huỳnh quang phát sáng dưới tia UV (Hình 6) làm cơ chế để so sánh các chiến lược khác nhau như sử dụng băng ghế và phòng tắm làm ranh giới sẽ làm giảm rủi ro về việc vấy nhiễm môi trường khi nhân viên vào trại như thế nào. Như mong đợi, kết quả từ nghiên cứu này đã chứng minh rằng việc bổ sung thêm một băng ghế làm giảm đáng kể nguy cơ vấy nhiễm môi trường của nhân viên trong phòng chờ (phía khu dơ) trước khi bước vào phòng tắm.

<p>H&igrave;nh 6. Bột huỳnh quang dưới tia UV để chứng minh khả năng bao phủ trong b&agrave;n tay con người. Nguồn&nbsp;www.glogerm.com</p>

Tóm tắt

Khi bước vào một cơ sở sản xuất heo, có một số lựa chọn có thể làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền dịch bệnh. Bất kể chiến lược nào, các khu dơ và sạch phải được phân định rạch ròi và phương pháp bước qua lại giữa các khu phải thực tế và được truyền thông rõ ràng để an toàn sinh học liên tục được duy trì có hiệu quả. Việc sáng tạo những cách thức để đánh giá hiệu quả cũng có thể giúp ích trong việc đào tạo nhân sự và cải tiến quy trình (ví dụ: bột huỳnh quang).