Vai trò của nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong việc lan truyền vi rút dịch tả heo châu Phi

Kowalczyk J, Barak N, Riede O, Engel AM, Koch F, Spolders M, Blome S, Pieper R. Literature review and qualitative risk assessment on the role of feed materials in African Swine Fever Virus transmission. Berliner und Münchener Tierärztliche Wochenschrift. 2022; 135: 1-9. DOI: 10.2376/1439-0299-2022-3

23-Th3-2023 (Trước đó 1 năm 9 tháng 29 ngày)

Tại Đức, vi rút dịch tả heo châu Phi (ASFV) lần đầu tiên được phát hiện trên một con heo rừng vào 9/2020 tại bang Brandenburg của liên bang Đức gần biên giới với Ba Lan. Kể từ đó, nó đã lan rộng với hơn 3.960 ca được xác nhận ở heo rừng và năm ổ dịch ở heo nhà (TSIS 2022). Thức ăn chăn nuôi đã được đề cập đến như một nguồn có thể truyền vi rút ASF vào các trang trại chăn nuôi heo và sự ổn định của vi rút ASF trong thức ăn và chất độn chuồng đã được xác định là lỗ hổng kiến thức ở cấp độ châu Âu và toàn cầu. Một nghiên cứu đã được thực hiện để xem xét vai trò của các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi khác nhau trong việc truyền vi rút sang heo nhà khi xem xét tác động của quá trình chế biến, vận chuyển và bảo quản thức ăn chăn nuôi. Thông tin hiện có được sử dụng để ước tính rủi ro của các nhóm thức ăn riêng lẻ đối với heo nhà liên quan đến xác suất lây truyền vi rút của chúng.

Đối với các phụ phẩm đã qua chế biến, ví dụ như ngũ cốc, bã ép và thức ăn hỗn hợp, có thể giả định rằng vi rút ASF rất có thể sẽ bị bất hoạt trong quá trình chế biến. Mặc dù việc tái nhiễm vi rút sau quá trình sản xuất có thể xảy ra, nhưng viễn cảnh này được cho là khó xảy ra theo các nguyên tắc vệ sinh chung và HACCP. Do khả năng lây nhiễm của vi rút ASF và khả năng kháng lại các yếu tố môi trường, không thể loại trừ khả năng lây truyền vi rút vào các trang trại chăn nuôi heo qua một số loại thức ăn chăn nuôi như nguyên liệu thức ăn chưa qua chế biến và cho ăn trực tiếp. Ngược lại, nguồn cấp thức ăn đã qua xử lý có thể không đóng vai trò trong việc truyền vi rút ASF. Theo tài liệu, vi rút ASF cũng có thể bị lưu lại trong bột huyết và huyết tương phun khô sau khi chế biến trong trường hợp rất hiếm xảy ra là khi sử dụng phải huyết hoặc huyết tương từ heo nhà có khả năng lây nhiễm cao.

Nhìn chung, tổng quan tài liệu chỉ ra rằng cần có nghiên cứu trong tương lai để tạo dữ liệu về các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự sống sót và lây truyền vi rút ASF trong nguyên liệu thức ăn cho heo nhà trong quá trình chế biến và bảo quản.