Luật đảm bảo các sản phẩm gây phá rừng sẽ không được bán ở Liên minh châu Âu

6 tháng 12, 2022/ EP/ Liên minh châu Âu.
https://www.europarl.europa.eu/news

14-Th12-2022 (Trước đó 1 năm 11 tháng 1 ngày)

Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) ước tính 420 triệu ha rừng - diện tích lớn hơn cả EU - đã bị mất do nạn phá rừng từ năm 1990 đến năm 2020. Tiêu dùng tại EU chiếm khoảng 10% nạn phá rừng toàn cầu. Dầu cọ và đậu nành chiếm hơn 2/3 số này.

Để chống lại biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học, luật mới buộc các công ty phải đảm bảo rằng các loạt sản phẩm được bán ở EU không đến từ đất bị phá rừng ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Vào sáng 6/12, MEP đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với các chính phủ thuộc EU về luật mới về các sản phẩm không phá rừng, quy định các công ty bắt buộc phải xác minh và đưa ra tuyên bố “thẩm định” rằng hàng hóa đưa vào thị trường EU không dẫn tới phá rừng và suy thoái rừng ở bất kỳ đâu trên thế giới sau ngày 31/12/2020. Theo văn bản đã thỏa thuận, mặc dù không có quốc gia hoặc hàng hóa nào bị cấm, nhưng các công ty sẽ không được phép bán sản phẩm của họ tại EU nếu không có loại tuyên bố này. Theo yêu cầu của MEP, các công ty cũng sẽ phải xác minh việc tuân thủ luật pháp liên quan của quốc gia sản xuất, bao gồm cả việc tôn trọng quyền con người và quyền của những người bản địa có liên quan.

Các sản phẩm bao gồm trong sự điều chỉnh của luật mới là: gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, đậu nành và gỗ, kể cả các sản phẩm có chứa, được nuôi bằng hoặc đã được tạo ra bằng cách sử dụng các mặt hàng này (chẳng hạn như da, sô cô la và đồ nội thất), như trong đề xuất ban đầu của Ủy ban.

Ủy ban sẽ đánh giá không trễ hơn một năm sau khi luật có hiệu lực, liệu có nên mở rộng phạm vi sang các loại đất có rừng khác hay không.

Nghị viện và Hội đồng sẽ phải chính thức phê duyệt thỏa thuận. Luật mới sẽ có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày được công bố trên Tạp chí Chính thống của EU nhưng một số điều khoản sẽ được áp dụng sau 18 tháng.