Hiệu quả của hố nhúng ủng dùng chất sát trùng nước và khô đối với PEDV và PRRSV

Harrison O, Elijah CG, Blomme AK, Ottot H, Bai J, Poulsen-Porter E, Woodworth JC, Paulk CB, Gebhardt JT, Jones CK, 53 Evaluating the Efficacy of Boot Baths with Wet and Dry Disinfectants for Porcine Epidemic Diarrhea Virus and Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome Virus. Journal of Animal Science. 2022; 100(2): 17–18. https://doi.org/10.1093/jas/skac064.029

29-Th12-2022 (Trước đó 1 năm 10 tháng 23 ngày)

Duy trì an toàn sinh học giữa các nhà nuôi là một thách thức. Có thể áp dụng hố nhúng ủng, dù lỏng hay khô, để hạn chế sự lây lan mầm bệnh. Mục tiêu là để đánh giá hiệu quả của hố nhúng ủng bằng cách sử dụng chất sát trùng lỏng hoặc khô đối với virus tiêu chảy cấp (PEDV) và virus tai xanh (PRRSV). Các lô thí nghiệm bao gồm 1) đối chứng, 2) chất sát trùng lỏng và 3) chất sát trùng khô. Trước khi sát trùng, người ta đổ 0,5 ml cả PRRSV (~1×105 TCID50/mL) và PEDV (~1×105 TCID50/mL) lên một chiếc ủng mới với một lớp bụi ngô đã hấp tiệt trùng (autoclaved) và để khô trong 15 phút. Sau khi hỗn hợp khô, người ta mang chiếc ủng đó và bước vào hố nhúng ủng tương ứng. Sau 3 giây, nhấc ủng ra khỏi hố và bước lên một tấm thép không gỉ để mô phỏng việc đi bộ thăm chuồng nuôi. Cả hố và tấm thép đều được để khô trong 1 phút trước khi dùng gạc lấy mẫu phết từ cả hai bề mặt. Các mẫu được phân tích trong PCR hai mồi (duplex) tại phòng thí nghiệm chẩn đoán thú y của bang Kansas. Các giá trị ngưỡng chu kỳ (Ct) được phân tích bằng SAS Glimmix V 9.4 (SAS, Inc., Cary, NC).

Không có bằng chứng về sự tương tác giữa lô thử nghiệm × virus × bề mặt tiếp xúc. Sự tương tác giữa lô thử nghiệm × bề mặt đã tác động đến số lượng RNA có thể phát hiện được. Lô đối chứng có nồng độ virus cao hơn trên tấm thép so với ủng. Đối với chiếc ủng của lô sử dụng chất sát trùng lỏng thì ngược lại, nồng độ virus trên ủng cao hơn trên tấm thép. Sự tương tác giữa lô thử nghiệm × Virus cũng tác động đến lượng RNA có thể phát hiện được, trong đó ủng của lô sử dụng thuốc sát trùng nước và lô đối chứng có lượng RNA PEDV cao hơn PRRSV. Khi sử dụng chất sát trùng khô thì không tìm thấy virus có thể phát hiện được .

Đối với thử nghiệm này, chất sát trùng khô là hiệu quả nhất trong việc giảm RNA virus trên cả ủng và các bề mặt tiếp xúc ủng sau đó; tuy nhiên, chắc chắn sẽ có các nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực thương mại.