Quản lý vắc-xin tại trang trại (IV): Sự thất bại của vắc-xin

Javier Lorente Martín
24-Th2-2025 (Hôm nay)

Chúng ta đã đi đến phần cuối của loạt bài viết về quản lý vắc-xin. Trong suốt các bài viết, chúng tôi đã cố gắng đề cập đến tất cả các khía cạnh quan trọng giúp vắc-xin phát huy hiệu quả tối đa trong hệ thống chăn nuôi. Tuy nhiên, để khép lại loạt bài này, chúng tôi muốn thảo luận về một vấn đề đôi khi lại xảy ra: đó là "sự thất bại của vắc-xin" hoặc khi chúng ta thấy nghi ngờ về tính hiệu quả của vắc-xin, nghi ngờ chúng hoàn toàn không có hiệu quả hay chỉ có hiệu quả một phần?

Khi điều này xảy ra, nhiều người thường nghi ngờ chất lượng của vắc-xin hoặc cho rằng vắc-xin không tạo được mức bảo hộ mong muốn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân thất bại thực sự không nằm ở vắc-xin, mà xuất phát từ việc sử dụng và bảo quản vắc-xin chưa đúng cách.

Các nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của vắc-xin

Chẩn đoán

Chẩn đoán sai có thể dẫn đến quyết định sai lầm. Cần lưu ý rằng, việc phát hiện tác nhân gây bệnh không đồng nghĩa với việc tác nhân đó chắc chắn là nguyên nhân gây ra vấn đề lâm sàng quan sát được.

Việc lựa chọn vắc-xin để kiểm soát đúng tác nhân gây bệnh là yếu tố cốt lõi để đảm bảo cho việc điều trị thành công vấn đề lâm sàng.

Bên cạnh đó, mục tiêu chủng ngừa cũng đóng vai trò quan trọng:

THỜI GIAN CHỦNG NGỪA

<p>3</p>Điều cần thiết là phải hiểu và kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh trong quần thể vật nuôi. Tuy nhiên, tình hình dịch tễ có sự khác biệt giữa các trang trại, do đó cần theo dõi chặt chẽ và xác định thời điểm thích hợp để thực hiện việc chủng ngừa. Mục tiêu là giúp vật nuôi tạo miễn dịch trước khi tiếp xúc với mầm bệnh, đảm bảo vắc-xin phát huy hiệu quả tối đa. Những vấn đề có thể phát sinh khi:

CHU CHUYỂN ĐÀN KHÔNG HỢP LÝ

<p>5</p>Một trại được lập kế hoạch và quản lý kém cùng với việc trộn lẫn các heo ở nhiều độ tuổi trong cùng một chuồng nuôi, mật độ nuôi quá cao và thực hiện không đúng quy trình "cùng vào - cùng ra" (All In - All Out), có thể làm tăng áp lực lây nhiễm dịch bệnh và làm giảm hiệu quả của vắc-xin. Việc nuôi ghép heo ở nhiều độ tuổi trong đàn có thể dẫn đến một số heo không được chủng ngừa hoặc chủng ngừa sai thời điểm.

TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE CỦA ĐÀN HEO

Apathetic piglet

BẢO QUẢN: KHÔNG ĐẢM BẢO VIỆC DUY TRÌ CHUỖI BẢO QUẢN LẠNH

Việc bảo quản vắc-xin không đúng cách, chẳng hạn như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, vắc-xin bị đông đá, không kiểm soát độ ẩm,… có thể dẫn đến sự thất bại của vắc-xin. Bạn có thể xem lại toàn bộ quy trình bảo quản vắc-xin đúng cách trong bài viết thứ hai của loạt bài viết này.

Vaccine storage

KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG VÀ CHUỒNG TRẠI

Tình trạng heo stress ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tạo ra đáp ứng miễn dịch tối ưu sau khi chủng ngừa vắc-xin. Các yếu tố như môi trường sống khắc nghiệt, hệ thống thông gió kém, nhiệt độ không phù hợp, điều kiện vệ sinh kém, mật độ nuôi quá cao, không đủ không gian cho máng ăn hoặc máng uống,... có thể khiến vật nuôi rơi vào trạng thái sức khỏe kém. Những điều kiện bất lợi này làm suy giảm hệ miễn dịch, từ đó làm tăng nguy cơ thất bại của vắc-xin.

QUY TRÌNH CHỦNG NGỪA VẮC-XIN

Trong bài viết trước của loạt bài này, chúng tôi đã phân tích chi tiết về cách chủng ngừa vắc-xin đúng cách. Tuy nhiên, một số quyết định hoặc yếu tố trong quá trình chủng ngừa có thể dẫn đến sự thất bại của vắc-xin:

Vaccine administration point

Bên cạnh đó, một số vắc-xin có thể gây ra phản ứng phụ như sốt, rối loạn thần kinh và/hoặc tiêu hóa, giảm lượng ăn vào, lờ đờ,... Những phản ứng này có thể xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau, vì vậy cần theo dõi kỹ đàn heo sau khi chủng ngừa để kịp thời xử lý nếu lỡ xuất hiện vấn đề. Các phản ứng không mong muốn sau khi chủng ngừa đều được ghi rõ trong hướng dẫn kỹ thuật của sản phẩm, do đó, cần nắm vững thông tin này để phát hiện và can thiệp kịp thời khi cần thiết.