Quản lý thức ăn trong giai đoạn cho con bú quyết định rất lớn đến sự thành công của lứa đẻ tiếp theo (II). Các yếu tố liên quan đến lượng ăn vào và các mô hình tiêu thụ thức ăn

Carlos PiñeiroDiogo Brito GonçalvesEduardo LopezMaría Aparicio Arnay
17-Th2-2025 (Trước đó 4 ngày)

Trong bài viết trước, chúng tôi đã đề cập đến năng suất ấn tượng mà heo nái hiện đại có thể đạt được trong giai đoạn cho con bú, khi nhu cầu dinh dưỡng được đáp ứng đầy đủ và tình trạng sức khỏe tốt. Theo dữ liệu của INRA (2017), tốc độ tăng trưởng của lứa đẻ dao động từ 2,5 đến 3 kg/ngày. Tuy nhiên, theo phản hồi từ một số nhà chăn nuôi tại Argentina, con số này thậm chí có thể đạt tới 3,5 kg/ngày. Giai đoạn nuôi con đòi hỏi sự trao đổi chất khổng lồ từ heo nái, vì chúng phải cung cấp lượng dinh dưỡng đủ để đáp ứng tốc độ tăng trưởng gấp 3 lần so với heo thịt. Điều này dẫn đến việc heo nái có thể nuôi những lứa đẻ đạt trọng lượng trên 100 kg khi cai sữa, tùy thuộc vào tuổi cai sữa, và trong khoảng 25 ngày, chúng phải sản xuất ra lượng sữa tương đương một phần ba trọng lượng cơ thể của mình.

Kết quả quan sát tại các trang trại chăn nuôi thương phẩm cho thấy quá trình nuôi con đòi hỏi sự tiêu tốn năng lượng khổng lồ từ heo nái. Bên cạnh đó, heo nái còn phải chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động lớn, có thể làm giảm đáng kể tiềm năng sinh sản. Không chỉ ảnh hưởng đến lứa đẻ hiện tại, quá trình này còn tác động đến toàn bộ vòng đời sinh sản của heo nái, thậm chí có thể rút ngắn đáng kể thời gian khai thác nái, khiến chúng bị loại thải sớm hơn so với tiềm năng thực tế.

Mặc dù tác động quan trọng của sức khỏe đối với năng suất đã được công nhận rộng rãi (và nằm ngoài phạm vi bài viết này), chúng tôi sẽ tập trung phân tích tác động của một số yếu tố quan trọng khác đến heo nái trong giai đoạn nuôi con, dựa trên dữ liệu hiện tại. Hai nghiên cứu của tác giả Koketsu, Y. đã xem xét mối liên hệ giữa tổng lượng ăn vào và các mô hình tiêu thụ thức ăn trong giai đoạn này (Koketsu, 1996; Rodriguez, 2023). Điều đáng chú ý là, dù cách nhau 27 năm, nhưng cả hai nghiên cứu đều đưa ra những kết luận tương đồng, đồng thời hé lộ những khác biệt mang tính "tiến hóa" trong sự thay đổi hành vi của heo nái theo thời gian.

Cả hai nghiên cứu đều tập trung vào mô hình tiêu thụ thức ăn (cách ăn) của heo nái trong giai đoạn nuôi con và ứng dụng công nghệ máy học (machine learning) để phân loại các mô hình này. Kết quả cho thấy mô hình tiêu thụ thức ăn có mối liên hệ chặt chẽ với năng suất sinh sản. Một phát hiện đáng chú ý mà cả hai nghiên cứu đều chỉ ra rằng chỉ có 55% heo nái tuân theo mô hình tiêu thụ thức ăn tối ưu (mô hình được các công ty di truyền khuyến nghị). Điều này được thể hiện rõ trong Hình 1 (trục tung (y-axis): Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình (kg/ngày) và trục hoành (x-axis): Ngày trước khi đẻ/nuôi con).

Theoretical optimal feed intake pattern of the lactating sow and results in practice

Nói cách khác, gần một nửa số heo nái cần được theo dõi đặc biệt trong giai đoạn nuôi con, do chúng có xu hướng chệch khỏi mô hình tiêu thụ thức ăn lý tưởng, đặc biệt là ở nhóm nái tơ. Trước đây, việc phát hiện những sai lệch này gần như không thể thực hiện trong thực tế, vì thức ăn thường được cung cấp 2-3 lần/ngày mà không có quy trình thu thập dữ liệu về lượng thức ăn thừa một cách thường xuyên. Các tác giả đã xác định và mô tả năm cách ăn (mô hình tiêu thụ thức ăn) khác nhau, mỗi cách ăn có mức độ rủi ro riêng đối với năng suất sinh sản của heo nái và sự phát triển của heo con (Hình 2).

Dưới đây là một số mô hình tiêu thụ thức ăn thường gặp ở heo nái nuôi con trong thực tế:

Theoretical altered feed intake pattern associated with postpartum mastitis and results in practice.

Theoretical altered feed intake pattern associated with a reaction to vaccination and results in practice

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào của heo nái đang nuôi con? Theo mô hình hồi quy bội được sử dụng trong cơ sở dữ liệu, những yếu tố đó là:

Ngoài những phát hiện trên, nghiên cứu thứ hai đã sử dụng thuật toán PAM (Partition Around Medoids) để phân nhóm và đánh giá tác động của sự sụt giảm lượng ăn vào ở heo nái nuôi con. Kết quả chỉ ra rằng lượng ăn vào thấp trong toàn bộ hoặc một phần trong giai đoạn nuôi con, đặc biệt là trong tuần đầu tiên, thường liên quan đến: Tỷ lệ đẻ thành công ở lứa tiếp theo thấp hơn; Tỷ lệ heo con chết trước cai sữa cao hơn; Khoảng thời gian từ cai sữa đến lên giống kéo dài hơn. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nhận định của một số tác giả trước đây, khi cho rằng khẩu phần không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và trưởng thành của nang trứng, đặc biệt là trong giai đoạn tiền rụng trứng và biệt hóa tế bào trứng (Koketsu, 1996).

Hiện nay, một số hệ thống cho ăn trong chuồng đẻ đã được trang bị công nghệ giám sát lượng ăn vào theo thời gian thực, giúp phát hiện nhanh chóng các sai lệch và điều chỉnh kịp thời (Hình 3).

Hình 3. Lượng thức ăn ăn vào hằng ngày và sự phân bổ thức ăn.

Kg ăn vào % phân bổ 1 2 3 4 5 6 Trung bình hằng ngày
5.9 98.6
6.7 99.0
6.7 99.2
3.5 99.6
5.1 99.8
7.5 100
4.5 100
3.9 100.3
6 100.3
2.6 100.6
2.3 101
4.6 101.2
7.1 101.6

Màu xanh trong hình minh họa biểu thị tỷ lệ thức ăn ăn vào so với mức kỳ vọng trong sáu khung giờ cho ăn trong ngày. Cột bên phải thể hiện mức ăn trung bình cả ngày.

> 100 % 100-75 % 75-50 % 50-25 % 25-0 %

Các hệ thống hiện đại có thể cung cấp dữ liệu chất lượng cao ngay tại chuồng đẻ, đồng thời cảnh báo ngay lập tức khi có sai lệch so với nhu cầu dinh dưỡng. Hình 1 minh họa giao diện của một hệ thống giám sát tiên tiến. Trên màn hình, ô chuồng 1302 đang có heo nái mang số hiệu 663. Đây là một nái nhiều lứa đang trong giai đoạn nuôi con 28 ngày theo mô hình tiêu thụ thức ăn mùa đông. Ở lần cho ăn thứ hai trong ngày (9 giờ 53 phút), nái này đã tiêu thụ 4,064 kg thức ăn, tương đương 119,95% so với mức kỳ vọng tính đến thời điểm đó.

Pantalla de un sistema de control en lactación

Bài viết này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định và quản lý các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến lượng ăn vào trong quá trình nuôi con. Việc phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời các sai lệch không chỉ giúp tối ưu hóa năng suất sinh sản của heo nái trong lứa đẻ hiện tại mà còn cải thiện khả năng sinh sản ở các lứa tiếp theo.