Trong nhiều thập kỷ qua, ngành chăn nuôi heo đã không ngừng nghiên cứu và cải tiến nhằm hỗ trợ heo con thích nghi với chế độ ăn rắn sau cai sữa. Những tác động tiêu hóa liên quan đến quá trình này đã được nghiên cữu kỹ lưỡng, và nhiều giải pháp về dinh dưỡng cũng như quản lý đã được áp dụng để nâng cao hiệu quả của giai đoạn chuyển tiếp này. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định mà ngành chăn nuôi cần tiếp tục tìm cách thích nghi. Chẳng hạn, độ tuổi cai sữa đóng vai trò quan trọng—nếu thực hiện cai sữa ở 28 ngày tuổi hoặc muộn hơn, heo con sẽ có khả năng thích nghi tốt hơn và cải thiện đáng kể lượng thức ăn ăn vào sau cai sữa.
Một thách thức đáng chú ý là tình trạng heo con kém chấp nhận thức ăn sau cai sữa thường bị xem như một xu hướng chung của cả đàn, trong khi sự khác biệt giữa từng cá thể—một yếu tố quan trọng—lại ít được quan tâm. Một trong những nghiên cứu khoa học có ảnh hưởng nhất về lượng thức ăn ăn vào trong giai đoạn đầu sau cai sữa có lẽ là nghiên cứu của Brunninx và cộng sự (2001). Họ phát hiện rằng vào ngày thứ ba sau cai sữa, 10% số heo con vẫn chưa tiêu thụ thức ăn. Tuy nhiên, có cơ sở để tin rằng con số này chưa phản ánh đầy đủ bản chất thực sự của toàn bộ vấn đề.
Giả sử heo con có khả năng tiêu hóa thức ăn rắn và dựa trên nhu cầu duy trì cơ bản (179 kcal EN/kg0.6; Everts, 2015), một heo con nặng 6 kg cần tiêu thụ 207 g thức ăn mỗi ngày (với mức năng lượng 2500 kcal/kg) để không bị sụt cân. Mức tiêu thụ này thường đạt được sau tuần đầu tiên sau cai sữa. Tuy nhiên, điều này đặt ra một số câu hỏi sau:
Khi chưa có câu trả lời rõ ràng cho những vấn đề trên, chúng tôi đưa ra dữ liệu về tỷ lệ heo con tiêu thụ thức ăn dưới 10, 30, 60 và 100 g/ngày trong 4 ngày đầu sau cai sữa (Bảng 1, Trung tâm Nghiên cứu Heo, Boxmeer, Hà Lan). Đáng chú ý, 30% heo con chỉ tiêu thụ chưa đến một nửa thức ăn so với mức nhu cầu duy trì tối thiểu trong những ngày đầu, điều này có thể dẫn đến những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe và tăng trưởng sau này.
Bảng 1. Tỷ lệ heo con có lượng thức ăn ăn vào thấp sau cai sữa, được ghi nhận thông qua hệ thống cho ăn điện tử và theo dõi từng con.
Số lượng heo | < 10 g/ngày | < 30 g/ngày | < 60 g/ngày | < 100 g/ngày | < 207 g/ngày | |
---|---|---|---|---|---|---|
Ngày 0 (cai sữa) | 1,625 | 58% | 74% | 84% | 93% | 100% |
Ngày 1 | 2,302 | 29% | 38% | 48% | 60% | 84% |
Ngày 2 | 2,310 | 14% | 19% | 27% | 39% | 70% |
Ngày 3 | 2,187 | 13% | 16% | 22% | 31% | 60% |
Các nghiên cứu gần đây cho thấy:
Lượng thức ăn ăn vào thấp trong giai đoạn đầu sau cai sữa không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đường ruột mà còn làm gia tăng tình trạng viêm. Bên cạnh đó, quá trình phục hồi của heo con bị cản trở do sự tồn đọng của các chất dinh dưỡng chưa được hấp thụ và nguy cơ loạn khuẩn đường ruột.
Do đó, để tác động tích cực đến các cơ chế này, chúng tôi hướng đến các mục tiêu sau:
Một nghiên cứu đã lựa chọn phương pháp đánh giá đơn giản bằng cách so sánh ba chiến lược có khả năng tác động đến lượng thức ăn ăn vào ban đầu và mức độ chấp nhận thức ăn sau cai sữa.
Khẩu phẩn ăn trong nghiệm thức (ngày 0-14) được xây dựng nghiêm ngặt với cùng giá trị dinh dưỡng:
Tất cả các khẩu phần ăn được cung cấp tự do trong các chuồng nuôi gồm 12 con heo (tổng cộng 12 chuồng), mỗi chuồng được trang bị một trạm ăn điện tử với một cổng mở duy nhất để theo dõi lượng thức ăn ăn vào của từng cá thể (N = 108). Ngoài ra, mẫu nước bọt được thu thập để phân tích nồng độ cortisol, nhằm đánh giá mức độ căng thẳng của heo con khi áp dụng các chế độ ăn khác nhau.
Kết quả cho thấy nhóm heo con ăn khẩu phần có độ ngon miệng thấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng với sự sụt giảm đáng kể lượng thức ăn ăn vào hàng ngày (Hình 1). Tương tự, tỷ lệ heo con có lượng thức ăn ăn vào ban đầu thấp (tổng lượng ăn <80 g trong 3 ngày đầu sau cai sữa) cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm:
Mặc dù nhóm ăn khẩu phần có độ ngon miệng thấp và không có thức ăn tập ăn có sự bù đắp về lượng thức ăn ăn vào trong khoảng thời gian từ ngày 23-28, nhưng mức tăng này không đủ để heo đạt trọng lượng tương đương với các nhóm còn lại vào cuối giai đoạn cai sữa.
Kết quả thử nghiệm cho thấy, vào ngày thứ 34, trọng lượng của heo ở cuối thí nghiệm có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm:
Ngoài tác động đến sự tăng trưởng, chế độ ăn cũng ảnh hưởng đến mức độ căng thẳng của heo con. Cụ thể, nhóm ăn khẩu phần kém ngon miệng có nồng độ cortisol trong nước bọt cao hơn so với nhóm đối chứng có thức ăn tập ăn, trong khi nhóm đối chứng không có thức ăn tập ăn có mức cortisol trung bình. Điều này cho thấy khẩu phần ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng mà còn tác động đến phản ứng sinh lý của heo con sau cai sữa.
Để đánh giá tác động lâu dài, chúng tôi đã sử dụng trọng lượng cuối thí nghiệm của heo để mô hình hóa chi phí/kg tăng trọng khi xuất chuồng, áp dụng phần mềm Watson®. Dựa trên các nghiên cứu trước đây (Pluske và cs, 1997; Fabà và cs, 2024a), chúng tôi dự đoán rằng heo con có lượng thức ăn ăn vào ban đầu thấp khi cai sữa sẽ có sức khỏe đường ruột kém, kéo theo tác động tiêu cực kéo dài lên lượng thức ăn ăn vào và tốc độ tăng trưởng. Do đó, chúng tôi đã đưa tỷ lệ heo con có lượng ăn thấp trong tuần đầu tiên sau cai sữa vào mô hình (lần lượt 5,55%; 11,1%; 38,9%).
Kết quả thử nghiệm cho thấy, chế độ dinh dưỡng trước cai sữa có tác động đáng kể đến năng suất tăng trưởng và hiệu quả kinh tế trong giai đoạn vỗ béo. Cụ thể:
Heo ở nhóm đối chứng có thức ăn tập ăn đạt:
Heo ở nhóm ăn khẩu phần có độ ngon miệng thấp và không có thức ăn tập ăn có năng suất sản xuất thấp hơn rõ rệt, với:
Bảng 2. Các thông số kỹ thuật chăn nuôi giữa các nghiệm thức chế độ ăn và mô hình hóa chi phí tăng trưởng và chi phí thức ăn.
Nhóm | ||||
---|---|---|---|---|
Đối chứng có thức ăn tập ăn | Đối chứng không có thức ăn tập ăn | Khẩu phần ăn có độ ngon miệng thấp và không có thức ăn tập ăn | ||
Chế độ ăn (ngày 0 đến ngày thứ 14) | Thương phẩm | Thương phẩm | Kém ngon miệng | |
Thức ăn tập ăn (7 ngày trước khi cai sữa) | Có | Không | Không | |
Tuần 1 (0 đến ngày 7 sau cai sữa) | ADFI, g/ngày | 154 | 159 | 70 |
Heo con có lượng thức ăn ăn vào thấp*, % | 5.55 | 11.1 | 38.9 | |
Cortisol trong nước bọt, ppm | 4.1 | 4.5 | 4.7 | |
Giai đoạn sau cai sữa (0-34 ngày) |
ADFI, g/ngày | 442 | 361 | 402 |
ADG, g/ngày | 360 | 327 | 323 | |
Trọng lượng cuối thí nghiệm, kg | 19.2 | 18.5 | 18.1 | |
Mô hình hóa giai đoạn choai-xuất chuồng (119 ngày) | Trọng lượng xuất chuồng, kg | 121.7 | 119.8 | 116.1 |
ADG, g/ngày | 861 | 851 | 823 | |
FCR | 2.49 | 2.47 | 2.47 | |
Chi phí/, €/kg |
0.697 | 0.695 | 0.695 | |
MOFC € | 147.3 | 142.1 | 136.3 |
*Heo con có tổng lượng thức ăn ăn vào dưới 80 g trong 1-3 sau cai sữa.
ADFI = lượng thức ăn ăn vào bình quân ngày; ADG = mức tăng trọng bình quân ngày; FCR = tỷ lệ chuyển hóa thức ăn; MOFC = Biên lợi nhuận trên chi phí thức ăn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, heo con có khởi đầu tốt trong việc tiêu thụ thức ăn sớm đóng vai trò nền tảng trong việc tối ưu hóa năng suất tăng trưởng của toàn đàn. Đặc biệt, việc bổ sung thức ăn tập ăn (creep feed) trong chuồng đẻ kết hợp với khẩu phần có độ ngon miệng cao là yếu tố then chốt giúp cải thiện các chỉ số kỹ thuật và hiệu quả kinh tế trong giai đoạn vỗ béo.