9 tháng 11, 2022/ EC/ Liên minh Châu Âu.
https://ec.europa.eu/commission
Phân bón đóng một vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực. Sản xuất và chi phí của nó chủ yếu phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên. Sau khi Nga xâm lược Ukraine, gây ra cuộc khủng hoảng phân bón vô cơ và năng lượng toàn cầu hiện đang đè nặng lên an ninh lương thực và giá thực phẩm toàn cầu. Trong bối cảnh này, Ủy ban Châu Âu đã trình bày Thông báo về việc đảm bảo sự sẵn có và giá phải chăng của phân bón.
Thông báo phác thảo một số cách thức và phương pháp tốt nhất để giúp nông dân tối ưu hóa việc sử dụng phân bón và giảm sự phụ thuộc vào nó trong khi vẫn đảm bảo năng suất, trong đó:
Thêm phân bón hữu cơ: Việc thay thế phân vô cơ bằng phân hữu cơ, bất cứ khi nào có thể, sẽ làm giảm sự phụ thuộc của EU vào khí đốt cũng như lượng khí thải carbon của ngành. Quy định về Sản phẩm Phân bón cũng đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường tốt hơn đối với phân bón làm từ rác tái chế, các giải pháp xanh và tuần hoàn thay thế cho khí đốt tự nhiên. Horizon Europe cũng đã đầu tư 180 triệu euro vào các dự án tối ưu hóa ngân sách dinh dưỡng, các sản phẩm phân bón thay thế và các giải pháp quản lý dinh dưỡng tự nhiên. Ủy ban cũng sẽ thông qua một Kế hoạch hành động quản lý dinh dưỡng tích hợp vào năm 2023 để thúc đẩy việc sử dụng chất dinh dưỡng hiệu quả hơn, cân nhắc tới xuất phát điểm của các quốc gia thành viên và Kế hoạch hành động không gây ô nhiễm.
Chuyển đổi sang phân bón xanh hơn: Ủy ban sẽ khuyến khích các Quốc gia Thành viên hỗ trợ đầu tư vào hydro tái tạo và khí mê-tan sinh học để sản xuất amoniac.
Đa dạng hóa thương mại: Ủy ban đã liên hệ với các nhà cung cấp phân bón thay thế để bù đắp cho nguồn cung cấp trước kia từ Belarus và Nga. Vào tháng 7 năm 2022, Ủy ban cũng đã đề xuất ngưng thuế quan thương mại đối với amoniac và urê, được sử dụng để sản xuất phân bón nitơ.
Cuộc xâm lược bất hợp pháp của Nga vào Ukraine đã làm nghiêm trọng thêm tình hình vốn đã đầy thách thức đối với thị trường phân bón sau đại dịch COVID-19. Việc sản xuất phân đạm phụ thuộc vào khí tự nhiên. Giá xăng đạt đỉnh kéo theo giá phân bón tháng 9/2022 tăng 149% so với cùng kỳ năm trước. Do đó, nông dân đã trì hoãn và giảm mua các sản phẩm này. Điều này có thể dẫn đến sản lượng thấp hơn cho vụ thu hoạch năm tới, và đẩy giá lương thực lên cao hơn, có thể gây ra tác động tiêu cực đối với an ninh lương thực, đặc biệt là ở các khu vực dễ bị tổn thương trên thế giới, nơi phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu các sản phẩm này và đang ở mức độ mất an ninh lương thực cao.
Giá phân bón cao và bất ổn là thách thức đối với nông dân EU. Mua phân bón chiếm trung bình khoảng 6% tổng chi phí đầu vào và lên đến 12% đối với nông dân trồng hoa màu. Mục tiêu của chiến lược Trang trại tới bàn ăn của EU là giảm 50% thất thoát chất dinh dưỡng vào năm 2030 trong khi vẫn duy trì độ phì nhiêu của đất. Ngoài việc những lợi ích rõ ràng về kinh tế và môi trường, tính hiệu quả ở EU cũng sẽ làm giảm căng thẳng trên thị trường toàn cầu.