Phối tinh nhân tạo sau cổ tử cung trên nái hậu bị

Kelly Jaqueline WillAna Paula MellagiRafael UlguimFernando Pandolfo Bortolozzo
14-Th10-2024 (Trước đó 3 tháng 2 ngày)

Phối tinh nhân tạo sau cổ tử cung (PCAI) hoặc phối tinh trong tử cung được sử dụng thành công trên heo nái tơ và nái rạ, sau đó kỹ thuật này đã được áp dụng rộng rãi tại các trang trại heo quy mô lớn. Tuy nhiên, vẫn còn ít hoặc chỉ có các nghiên cứu gần đây về việc áp dụng kỹ thuật này trên heo nái hậu bị, nhưng có kết quả và cách tiếp cận khác nhau.

Việc áp dụng kỹ thuật PCAI trên nái hậu bị vẫn còn hạn chế do khó khăn trong việc đưa que phối qua phần cổ tử cung, đây rõ ràng là rào cản đáng kể do kích thước cổ tử cung ở nái tơ nhỏ hơn. Do có hạn chế này, các trang trại vẫn cần duy trì cả hai kỹ thuật (truyền thống và sau cổ tử cung) trong hoạt động phối tinh thường ngày và các nhà cung cấp tinh phải sản xuất các liều tinh với thể tích và số lượng tinh trùng khác nhau.

figura 1

Trong một thời gian dài, PCAI không được khuyến nghị cho nái hậu bị do gặp khó khăn trong việc đưa que phối vào. Tuy nhiên, khi có thể thực hiện PCAI trên nái hậu bị, không có sự khác biệt về năng suất sinh sản so với phối tinh nhân tạo truyền thống (tại cổ tử cung) (Will và cs, 2021a). Cho đến nay, có một số ít nghiên cứu được thực hiện trên nhóm heo nái này hoặc sử dụng que phối chuyên dụng cho nái hậu bị. Tuy nhiên, với sự cải tiến que phối (vật liệu mềm dẻo hơn), cùng với khuyến nghị tránh tiếp xúc với heo đực trong quá trình thực hiện PCAI, cũng như kinh nghiệm ngày càng tăng của người lao động, tỷ lệ thành công trong việc áp dụng PCAI trên nái hậu bị đã tăng lên. Trong hoàn cảnh mới này, từ năm 2017 trở đi, các nghiên cứu về PCAI trên nái hậu bị đã được tiếp tục và công bố trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công khi áp dụng kỹ thuật này trên heo hậu bị vẫn có sự khác biệt giữa các nghiên cứu (Bảng 1).

Bảng 1. Năng suất sinh sản khi áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUAI) với số lượng tinh trùng (spz) và thể tích liều tinh khác nhau trên nái hậu bị.

Nguồn tham khảo n1 Kỹ thuật phối tinh nhân tạo

Loại que phối + lõi phối2

Số spz (x109)3 Thể tích (mL)4 Tỷ lệ đậu thai (%) Tỷ lệ đẻ (%) TB5 SR6 (%)
Dimitrov và cs (2007) 28 CAI7 - 3.0 100 - 87.5 10.3 -
19 PCAI8 - + M 1.5 50 - 89.5 9.1 -
Hernández-Caravaca và cs (2017) 47 CAI - 3.0 80 - 93.6 13.7 -
56 PCAI M + M 1.5 40 - 82.6 13.1 19.6
54 PCAI G + M 1.5 40 - 93.3 13.2 37.0
63 PCAI G + G 1.5 40 - 84.3 13.9 60.3
Tenus và cs (2017) 273 PCAI - 2.5 80 - 89.4 11.6 -
279 PCAI - 1.5 40 - 91.8 11.8 91.4
Suárez-Usbeck và cs (2019) 324 CAI - 3.0 90 91.4 85.8 18.3 -
248 PCAI G + G 1.5 45 92.3 88.7 18.5 77.5
Llamas-López và cs (2019) 130 CAI - 2.5 85 87.5 83.6 13.7 -
1036 DpCAI9 G + G 1.5 45 89.8 87.5 13.1 88.9
Will (2021b) 158 CAI - 1.5 50 96.5 93.7 14.5
159 CAI 2.5 80 97.7 95.6 14.5
90 PCAI M +G 1.5 50 98.0 94.4 14.8 58.9
97 PCAI M + G 2.5 80 95.3 93.8 14.5

1 Số lượng heo nái được phối. 2 Que phối cổ tử cung cho heo nái rạ (M) hoặc nái hậu bị (G) + lõi phối bên trong tử cung được sử dụng cho heo nái rạ (M) hoặc nái hậu bị (G). 3 Số lượng tinh trùng (spz) trong liều tinh (x 109). 4 Thể tích liều tinh. 5 Tổng số heo con được sinh ra. 6 SR: Tỷ lệ thành công khi đưa lõi phối vào trong tử cung. 7 CAI: Phối tinh nhân tạo tại cổ tử cung 8 PCAI: Phối tinh nhân tạo sau cổ tử cung. 9 Dp-CAI: Phối tinh nhân tạo sâu trong tử cung. Không có sự khác biệt giữa các phương pháp thử nghiệm trong bất kỳ nghiên cứu nào. Nguồn: Will và cs (2021a).

Điều gây khó hiểu về sự thành công trong việc đưa que phối vào là do cách định nghĩa tỷ lệ đưa que phối qua cổ tử cung, điều này thường không được mô tả rõ ràng trong các nghiên cứu. Bởi vì tỷ lệ này có thể được tính dựa trên số heo nái đã đưa được lõi phối vào thành công ở tất cả các lần phối trong kỳ động dục, hay tỷ lệ heo nái đã thực hiện ít nhất một lần PCAI trong kỳ động dục, hoặc thậm chí là tỷ lệ đưa được que phối qua cổ tử cung ở mỗi lần gieo tinh. Thêm vào đó, việc thiếu thông tin về kích thước của thiết bị sử dụng cũng làm cho việc xác định thiết bị phù hợp nhất cho PCAI trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, sự thiếu đồng nhất về đặc điểm của nái hậu bị vào thời điểm phối tinh (tuổi, trọng lượng, thể trạng và số lần động dục trước đó) cũng khiến việc đưa ra kết luận về khả năng áp dụng PCAI trên heo nái hậu bị trở nên khó khăn hơn.

Do khó khăn trong việc đưa que phối qua cổ tử cung, nên việc phát triển các thiết bị chuyên dụng cho PCAI ở nái hậu bị đã được cân nhắc. Về vấn đề này, Will và cs (2021b) đã sử dụng lõi phối chuyên dụng cho nái hậu bị (đường kính 3 mm, dài tới 13 cm tính từ đầu que phối), tỷ lệ thành công sau khi đưa que phối qua cổ tử cung đạt gần 60%, nếu tính số nái hậu bị đưa được lõi phối vào (≥ 7 cm) ở tất cả các lần phối tinh được thực hiện trong chu kỳ động dục. Hơn nữa, nghiên cứu này cũng cho thấy trung bình cần hai lần thử (với khoảng cách 5 phút giữa các lần) để đưa lõi phối vào. Vì vậy, thời gian thực hiện kỹ thuật này không giảm so với CAI, do khó đưa lõi phối qua cổ tử cung, điều này cho thấy việc áp dụng PCAI trên nái hậu bị vẫn là một thách thức.

Một câu hỏi khác là ảnh hưởng của tuổi và cân nặng của nái hậu bị đối với sự thành công của PCAI. Will và cs (2021b) đã quan sát thấy khả năng đưa được que phối vào cao hơn (>60%) ở nái hậu bị nặng cân hơn khi phát hiện động dục lần đầu (≥ 124 kg) và ở nái hậu bị già hơn (≥ 225 ngày tuổi) và có điểm thể trạng cao hơn (>3) tại thời điểm phối tinh (Bảng 2). Do đó, cần xem xét ảnh hưởng có thể có của tuổi và cân nặng của nái hậu bị đối với tỷ lệ thành công của phương pháp PCAI. Thông tin về tỷ lệ đưa lõi phối vào đối với các dòng di truyền khác nhau vẫn còn thiếu do sự khác biệt về đặc điểm hình thể, cũng như khuyến nghị về tuổi và cân nặng cho lần phối đầu tiên. Những đặc điểm này tương đối dễ đo lường trong các quy trình thường ngày tại trang trại và giúp ta hiểu tác động của chúng đối với các khuyến nghị về PCAI trên nái hậu bị.

Do đó, việc áp dụng kỹ thuật PCAI trên nái hậu bị vẫn là còn một thách thức do khó khăn về tỷ lệ đưa lõi phối qua cổ tử cung. Ngoài ra, thời gian cần thiết để thực hiện PCAI trên nái tơ có xu hướng lâu hơn so với nái rạ. Các tác động có thể có của các yếu tố di truyền và các đặc điểm thể trạng của nái hậu bị vẫn cần được hiểu rõ hơn để cải thiện kỹ thuật và khuyến nghị sử dụng trên quy mô lớn.

Bảng 2. Tỷ lệ thành công (%) của việc đưa lõi phối qua cổ tử cung ở nái hậu bị theo độ tuổi khác nhau, điểm thể trạng (BC), số đo cơ thể bằng thước kẹp và trọng lượng tại thời điểm lên giống trước khi gieo tinh.

Biến thiên thể trạng n Tuổi (ngày)1 Giá trị P
≤224 225-241 ≥242 Tuổi Biến thiên Tuổi*Biến thiên
n 80 157 82
BC1 <0.01 0.27 0.09
2.5 65 36.8by 60.6by 61.5by
3 177 53.1by 57.0by 54.8by
>3 77 33.3by 71.1bx 88.9ax
Thước kẹp1 0.01 0.34 0.10
<13 68 52.4bx 55.9bx 61.5bx
13-14 170 47.7bx 60.2bx 55.8bx
>14 81 33.3bz 67.5by 88.5ax
Trọng lượng (kg)3 0.01 0.04 0.06
<124 78 36.7bx 50.0bx 42.9bx
124-140 162 60.5ax 59.6bx 62.9ax
>140 79 25.0by 76.5ax 81.8ax

1 Dữ liệu biến thiên về tuổi, điểm thể trạng và số đo cơ thể bằng thước kẹp được thu thập tại thời điểm gieo tinh (lần động dục thứ 2). 2 Biến thiên thể trạng. 3 Biến thiên trọng lượng được đo trong giai đoạn động dục trước khi gieo tinh. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ thành công được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm nái hậu bị đưa được que phối sau cổ tử cung đi qua cổ tử cung trong tất cả các lần gieo tinh được thực hiện trong giai đoạn động dục. Tương tác được coi là có xu hướng (P > 0,05 và P ≤ 0,10). a-b trong cột biểu thị xu hướng của sự khác biệt giữa các nhóm biến thiên thể trạng. x-z trong hàng biểu thị xu hướng của sự khác biệt giữa các nhóm tuổi. Nguồn: Will và cs (2021a).