Ruồi, một sinh vật cần phải kiểm soát

Marc Vilamajó
13-Th10-2024 (Trước đó 3 tháng 3 ngày)

Côn trùng thường là mối phiền toái có thể trở thành vật mang mầm bệnh. Có nhiều loài ruồi, mỗi loài có đặc điểm và tập tính riêng, nhưng chúng có những đặc điểm chung như chu kỳ sinh sản.

Những con trưởng thành bay lượn mà ta trông thấy chỉ chiếm khoảng 1% quần thể và chịu trách nhiệm cho giai đoạn sinh sản. Chúng giao phối và đẻ từ vài chục đến vài nghìn trứng trên các bề mặt giàu chất hữu cơ có độ ẩm cao. Trong điều kiện thuận lợi, trứng nở và tạo ra ấu trùng (chiếm hơn 50% quần thể) ăn chất nền này và trải qua nhiều giai đoạn ấu trùng khác nhau. Khi trưởng thành, ấu trùng sẽ hóa nhộng, tức là trở thành nhộng (chiếm khoảng 30% quần thể), thông qua quá trình biến đổi hình thái, sẽ trở thành một con ruồi trưởng thành mới. Thời gian của toàn bộ quá trình này là khác nhau. Một con ruồi nhà, trong điều kiện thuận lợi, có thể hoàn thành chu kỳ này chỉ trong một tuần, tức là một con ruồi có thể sinh sôi lên đến vài trăm con chỉ trong một tuần, vài nghìn con trong 15 ngày và trở thành một vấn đề nghiêm trọng trước khi chúng ta nhận ra điều đó.

Life cycle of the fly

Chu kỳ này diễn ra chủ yếu ở những khu vực nào?

Ở những nơi có nhiều chất hữu cơ và độ ẩm cao, chẳng hạn như đống phân, hố phân và ao, góc chuồng trại hoặc thùng chứa xác gia súc. Các hố phân và ao có lớp phủ bề mặt và vật liệu rắn sẽ là những điểm quan trọng nhất vì khi vật liệu ở dạng lỏng hơn, ấu trùng khó phát triển và hóa nhộng hơn.

Pits and manure piles are critical points in fly control

Tại sao ruồi lại gây nguy hiểm?

Cơ thể ruồi trưởng thành có lông sẽ tạo điều kiện cho nhiều vi sinh vật bám dính khi chúng di chuyển từ nơi này đến nơi khác, làm tăng nguy cơ vấy nhiễm mầm bệnh trên bề mặt mà chúng đậu.

Trong hầu hết các trường hợp, ruồi có một bộ phận miệng có hình dạng giống như vòi, trước hết có nhiệm vụ tiết nước bọt để hòa tan chất hữu cơ được sử dụng làm thức ăn và sau đó liếm sạch. Ở các loài hút máu, nước bọt tiết ra có chứa yếu tố chống đông máu giúp đảm bảo lưu lượng máu lớn hơn và do đó chúng sẽ có nhiều thức ăn hơn.

Nguồn thức ăn của ruồi thường mang những đặc tính thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật, khiến chúng trở thành vật trung gian quan trọng trong việc truyền lây các bệnh truyền nhiễm hoặc ký sinh trùng.

Các bệnh có thể truyền lây bởi loài ruồi bao gồm tiêu chảy, nhiễm khuẩn Salmonella, sốt thương hàn, bệnh giòi dạng nhọt (myiasis), tiêu chảy ở heo con sơ sinh, bệnh do ký sinh trùng, và amip đường ruột. Trong một số bệnh, ruồi đóng vai trò như vật chủ, tham gia vào chu trình và sự truyền lây bệnh của mầm bệnh, trong khi ở những bệnh khác, chúng chỉ đơn thuần là những vật mang, thực hiện chức năng mang chuyển mầm bệnh.

Trong nhiều trường hợp, hoạt động của con người tạo ra những điều kiện lý tưởng giúp cho những loại côn trùng này phát triển mạnh mẽ.

Có những công cụ diệt ruồi nào?

Bẫy vật lý bắt ruồi trưởng thành:

Multi-catch traps for adult flies located on the perimeter fence.

Bẫy hóa học:

Kiểm soát sinh học bằng cách sử dụng chất xua đuổi tự nhiên từ các chiết xuất từ thực vật.

Kiểm soát thông qua pteromalidae, là loài chuyên ký sinh trên nhộng ruồi. Con cái đẻ trứng trong nhộng ruồi và ấu trùng của chúng ăn ruồi đang trong quá trình biến đổi hình thái. Kết quả là một ký sinh trùng mới được sinh ra thay vì ruồi, vì vậy chúng ta thiết lập một quần thể ký sinh sẽ kiểm soát quần thể ruồi. Những loài ký sinh này sẽ chỉ tập trung sự chú ý của chúng vào các địa điểm sinh sản của ruồi; chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy chúng trên thức ăn, động vật hoặc con người.

Life cycle of the fly interrupted by a parasitoid.

Giải pháp là gì?

Giải pháp là sự kiểm soát tích hợp, bao gồm việc sử dụng kết hợp nhiều công cụ. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách phát hiện nguồn gốc của vấn đề, bao gồm xác định điểm sinh sản hoặc nơi ruồi đang xâm nhập. Sau khi xác định được điểm sinh sản:

Sau khi vấn đề chính được giải quyết, các biện pháp xử lý tiếp theo sẽ tập trung vào phòng ngừa hoặc khắc phục.

Với biện pháp phòng ngừa, chúng ta có thể sử dụng bẫy bên ngoài để tạo ra một vùng an toàn nhằm bắt càng nhiều sinh vật càng tốt khi chúng tìm cách xâm nhập. Đồng thời, có thể tăng cường bảo vệ bằng cách sử dụng thuốc xua đuổi tại các điểm xâm nhập đã được xác định.

Các biện pháp khắc phục nhằm loại bỏ những sinh vật đã xâm nhập vào vùng bảo vệ có thể bao gồm việc sử dụng liên tục thiết bị đèn UV và thuốc diệt côn trùng tại những nơi phát hiện sự hiện diện của côn trùng trưởng thành. Nếu đang thực hiện chiến lược kiểm soát sinh học, cần hạn chế việc sử dụng thuốc diệt côn trùng và đảm bảo chúng được dùng cách xa các khu vực phun thuốc diệt ký sinh trùng.