Cập nhật công tác quản lý dịch bệnh trên lợn tại Việt Nam

Ban biên tập 333.

15-Th8-2024 (Trước đó 10 ngày)

Ngày 14/08/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn bền vững tại Hà Nội nhằm đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn, cập nhật tình hình kiểm soát dịch bệnh, bàn giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững, bảo đảm truy xuất nguồn gốc, an toàn sinh học, an toàn thực phẩm để phục vụ tiêu dùng trong nước và định hướng xuất khẩu.

Tại hội nghị, Ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Thú y đã có báo cáo đánh giá về tình hình dịch bệnh và công tác quản lý an toàn dịch bệnh trên đàn lợn tại Việt Nam. Ông Phan Quang Minh cho biết, trong thời gian vừa qua, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) vẫn là dịch bệnh quan trọng nhất trên lợn. DTLCP vẫn xảy ra rải rác trên cả nước nhưng tập trung ở các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên. Tính đến ngày 12/08/2024, cả nước có 863 ổ dịch trên 46 tỉnh thành phố, số lượng động vật mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 57.541 con. Hiện nay, cả nước có 306 ổ dịch thuộc 100 huyện của 29 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày; số lợn mắc bệnh là 34.304 con, số lợn chết và tiêu hủy là 34.416 con. So với cùng kỳ năm 2023, số ổ dịch tăng 3,02 lần và số lợn bị chết, tiêu hủy tăng 3,87 lần.

Nguyên nhân chủ yếu xảy ra DTLCP là do mầm bệnh vẫn còn tồn tại trong quần thể đàn lợn từ năm 2019, trong khi công tác giám sát phát hiện mầm bệnh còn gặp nhiều khó khăn do lực lượng thú y cấp xã mỏng và yếu, ngoài ra công tác xử lý dịch bệnh còn chậm chạp và nhiều bất cập. Đặc biệt, tất cả các trường hợp DTLCP chủ yếu xảy ra ở các trang trại nhỏ lẻ, không áp dụng an toàn sinh học, vệ sinh phòng bệnh kém, con giống không đảm bảo và không sử dụng vaccine.

Ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Thú y phát biểu tại hội nghị.

Đối với dịch Lở mồm long móng (LMLM), từ đầu năm đến ngày 12/08/2024, cả nước xảy ra 03 ổ dịch LMLM type O trên lợn; số lợn mắc bệnh là 86 con, số lợn chết và tiêu hủy là 43 con tại các tỉnh Cao Bằng, Quảng Ngãi và Yên Bái.

Đối với bệnh Tai xanh lợn, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 01 ổ dịch bệnh Tai xanh tại thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu; số lợn chết và tiêu hủy là 35 con. Hiện nay, cả nước không có ổ dịch bệnh Tai xanh.

Đối với bệnh cúm lợn, Cục thú y cũng triển khai giám sát cúm lợn tại 08 tỉnh, thành phố với tổng số mẫu đã thực hiện là 570 mẫu; trong đó, có 06 mẫu dương tính với vi rút Cúm A (chiếm 1,01%).

Các dịch bệnh thông thường như dịch tả lợn cổ điển, tụ huyết trùng, phó thương hàn, đóng dấu lợn... tiếp tục được phát hiện và kiểm soát tốt.

Cuối cùng, để thực hiện tốt việc kiểm soát dịch bệnh, toàn ngành các cấp cần áp dụng rất nhiều giải pháp đồng bộ như: