Tính đến năm 2023, tổng đàn lợn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên khoảng 2,7 triệu con. Tăng 75,32% so với 2018 (1,54 triệu con), trong đó Đắk Lắk là tỉnh có tổng đàn lợn chiếm gần 50% so với cả Khu vực. Bên cạnh sự phát triển, chăn nuôi lợn cũng gặp nhiều vấn đề khó khăn: Môi trường, dịch bệnh, thị trường và một số vấn đề xã hội có liên quan.
Hội thảo: Phát triển chăn nuôi lợn bền vững tại Tây Nguyên - Cơ hội và thách thức diễn ra trong 1 ngày với 3 chủ đề chính:
Tham dự Hội thảo có sự tham gia của hơn 120 đại biểu đến từ hơn 30 đơn vị, cơ quan quản lý, chi cục thú y, hội/hiệp hội, cơ quan nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp và người chăn nuôi.
Phát biểu khai mạc Hội thảo Giáo sư Vũ Đình Tôn – Giảng viên cao cấp của Học viện Nông nghiệp Việt Nam – chia sẻ về hiện trạng ngành chăn nuôi, những cơ hội và thách thức của ngành chăn nuôi lợn tại Tây Nguyên. Đồng thời ông cũng chia sẻ về định hướng phát triển chăn nuôi tại Tây Nguyên theo hướng bền vững:
Xuyên suốt hội thảo có 11 bài thuyết trình đã được trình bày bởi các Giáo sư tiến sĩ, Phó giáo sư tiến sĩ, Tiến sĩ, Thạc sĩ và đại diện các doanh nghiệp đề cập đến các lĩnh vực trong chăn nuôi lợn như tính bền vững, sức khỏe, dinh dưỡng, quản lý, di truyền và sinh sản.
333 – đối tác truyền thông của hội thảo - cũng có phần giới thiệu về việc truy cập thông tin ngành chăn nuôi lợn đến quý đại biểu tại buổi hội thảo. Với sứ mệnh cung cấp nguồn thông tin độc lập, chất lượng về ngành chăn nuôi lợn, 333 đang đã và đang trở thành một nguồn tham khảo quan trọng bao phủ tất cả các lĩnh vực trong ngành chăn nuôi lợn như tin tức, giá cả, các bài báo kỹ thuật, các công cụ hỗ trợ và các sự kiện đào tạo, vv.
Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự cùng nhau trao đổi, thảo luận về hiện trạng ngành và định hướng phát triển ngành chăn nuôi tại Tây Nguyên. Đồng thời được cập nhật thông tin về các nghiên cứu, sản phẩm mới, kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi và xu hướng phát triển bền vững từ các diễn giả đại diện.