Zhang L, Piao X. Different dietary protein sources influence growth performance, antioxidant capacity, immunity, fecal microbiota and metabolites in weaned piglets. Animal Nutrition. 2022; 8: 71-81. https://doi.org/10.1016/j.aninu.2021.06.013
04-Th7-2024 (Trước đó 5 tháng 18 ngày)Việc bổ sung protein chất lượng cao thường được sử dụng trong chăn nuôi heo. Mặc dù các nguồn protein thực vật như protein lúa mì thủy phân (HWP), bã đậu nành lên men (FSBM) và bã đậu nành được xử lý bằng enzyme (ESBM) đã được sử dụng rộng rãi, nhưng tác dụng của chúng đối với chức năng miễn dịch và lên men protein ở phần ruột sau của heo con vẫn chưa rõ ràng. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá tác động của HWP, FSBM và ESBM đến năng suất tăng trưởng, khả năng chống oxy hóa, khả năng miễn dịch, hệ vi sinh vật trong phân và các chất chuyển hóa của heo con cai sữa.
Phương pháp: Tổng cộng có 144 heo con (28 ngày tuổi) được chia vào 3 nhóm khẩu phần ăn với 6 lần lặp lại cho mỗi khẩu phần và 8 heo con trong mỗi ô. Nghiên cứu này bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là từ ngày 0 đến ngày thứ 14 và giai đoạn 2 là ngày thứ 15 đến ngày thứ 28. Các khẩu phần ăn chứa 15,9% HWP, 15,8% FSBM và 15,1% ESBM được cho ăn trong giai đoạn 1 và 7,9% HWP, 7,8% FSBM, và 7,5% ESBM được cho ăn trong giai đoạn 2. Trọng lượng cơ thể và lượng thức ăn ăn vào được đo lường, đồng thời mẫu máu và phân cũng được thu thập.
Kết quả: Tăng trọng bình quân ngày (ADG) của heo con ăn khẩu phần có chứa bã đậu nành được xử lý bằng enzyme (ESBM) đã tăng lên so với heo con ăn khẩu phần có chứa protein lúa mì thủy phân (HWP) và bã đậu nành lên men (FSBM) trong ngày 1 đến ngày thứ 28. So với HWP và FSBM, ESBM đã làm tăng khả năng khử sắt trong huyết tương và nồng độ superoxide effutase trong huyết thanh ở heo con vào ngày 14, cũng như tăng khả năng khử sắt trong huyết thanh ở heo con vào ngày 28. ESBM làm giảm nồng độ của diamine oxidase và IL-1β trong huyết thanh của heo con so với HWP vào ngày thứ 28. ESBM đã tăng cường độ phong phú tương đối của Bacteroidetes, Oscillospiraceae và Christensenellaceae, cũng như làm giảm độ phong phú tương đối của Clostridiaceae trong phân so với HWP và FSBM. Phân tích PICRUSt cho thấy số lượng thẻ gen liên quan đến sự phân hủy valine, leucine và isoleucine, cũng như sự phân hủy lysine trong nhóm ESBM thấp hơn so với HWP và FSBM. ESBM làm tăng lượng butyrate trong phân ở heo con so với FSBM và ESBM có xu hướng làm giảm lượng cadaverine trong phân.
Kết luận: Nhìn chung, bã đậu nành được xử lý bằng enzyme (ESBM) có ưu điểm hơn protein lúa mì thủy phân (HWP) và bã đậu nành lên men (FSBM) trong việc cải thiện tình trạng chống oxy hóa, chức năng miễn dịch, vi khuẩn trong phân và các chất chuyển hóa cho heo con cai sữa.