Tầm quan trọng của những việc chúng ta cần làm trước khi cai sữa
Trong nhiều năm, việc sử dụng kẽm oxit ở nồng độ "điều trị" là một trong những cách chính để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy (chủ yếu là tiêu chảy do khuẩn coli) ở giai đoạn sau cai sữa. Hiện tại, tất cả người chăn nuôi và nhân viên kỹ thuật đều biết rằng việc sử dụng kẽm oxit này đã bị cấm ở Châu Âu vào cuối tháng 6 năm 2022.
Không có sản phẩm thay thế hoặc nguyên liệu cám nào có thể có tác dụng tương tự như kẽm oxit. Do đó, người ta bắt đầu chú ý tới các giải pháp bao gồm những thay đổi và cải tiến dinh dưỡng liên quan đến chất lượng heo con, quản lý thích hợp, giảm căng thẳng khi cai sữa, v.v.
Chúng tôi đã phỏng vấn hai chuyên gia, Alberto García, kỹ thuật viên tại Inga Food SA Spain, và Chretien Gielen, bác sĩ thú y tại De Varkenspraktijk , một trong những nhóm tư vấn chăn nuôi heo lớn nhất ở Hà Lan, để thảo luận về các khía cạnh liên quan đến quản lý và điều kiện cai sữa.
Cả hai tác giả đều đồng ý rằng những gì chúng ta làm trong chuồng đẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến giai đoạn cai sữa và đặc biệt là giảm các vấn đề tiêu chảy sau cai sữa.
Ví dụ: García cho chúng tôi biết rằng Inga Food SA đã phát triển một danh sách kiểm tra toàn diện theo thang 90 điểm về tất cả các khía cạnh mà họ phải làm để cai sữa thành công. Trong số này, 35% liên quan đến chuồng đẻ liên quan đến quản lý, bệnh lý hoặc cơ sở vật chất trong giai đoạn này.
Họ tập trung vào mọi thứ ảnh hưởng đến trọng lượng khi cai sữa: sữa non, bệnh lý tiêu hóa trong chuồng đẻ, v.v.
Ông nhấn mạnh rằng mục tiêu trong chuồng đẻ là phải cai sữa heo con có đủ trọng lượng và độ tuổi. Vì hầu hết các trại sử dụng giống cao sản, và để tránh heo con có trọng lượng cai sữa thấp, cần phải nghiêm túc đảm bảo thời gian theo mẹ kéo dài 4 tuần. Mục tiêu trung bình 26,5 ngày tuổi, trọng lượng 6-6,5kg. Khi các trại thiếu chuồng, họ đã chọn giảm đàn hoặc chuyển sang quản lý theo lô trong 3 hoặc 5 tuần.
Về cân nặng, rõ ràng việc quản lý và trang thiết bị phù hợp là rất quan trọng, nhưng đồng thời cân nặng cũng tương quan nhiều với tình trạng sức khỏe, không chỉ sức khỏe tiêu hóa mà còn cả tình trạng sức khỏe tổng thể, chẳng hạn như PRRS hoặc các bệnh khác. Người ta cũng nhấn mạnh đến việc kiểm soát bệnh lý tiêu hóa ở heo sơ sinh, đặc biệt là rotavirus (Hình 1). García cho rằng rotavirus có vai trò trong cả giai đoạn sơ sinh và sau cai sữa.
Gielen rất chú trọng đến trọng lượng sơ sinh của heo con (mặc dù ông thừa nhận rằng chúng ta không thể tác động nhiều đến khía cạnh này, đặc biệt là với nái cao sản) và sản lượng sữa của heo nái.
Các điểm quan trọng khác là tuổi cai sữa và lượng cám ăn vào của heo con trong chuồng đẻ. Về độ tuổi cai sữa, ông chỉ ra rằng độ tuổi lý tưởng là không dưới 24 ngày tuổi và đồng ý với García về tầm quan trọng của việc kiểm soát tiêu chảy do virus, vì nó ảnh hưởng đến trọng lượng và các bệnh tích trong vi nhung mao và khiến heo con ít sẵn sàng cho việc cai sữa.
Ăn cám trong chuồng đẻ
Gielen cho rằng việc làm cho heo con ăn được cám ngay từ khi còn theo mẹ là một trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất (Hình 2). Ông giải thích theo cách này: "Nhiều lượng nhỏ cám tươi chia thành càng nhiều lần trong ngày càng tốt. Bắt đầu từ ngày thứ tư hoặc thứ năm (sau khi sinh). Ban đầu thì, chúng ta không nên trông chờ heo con sẽ ăn nhiều, mà là để cho chúng học hỏi. Bạn phải khiến các chú heo con trở nên tò mò về cám bằng những lượng cám nhỏ." Ông nói thêm, "Bạn phải tránh sử dụng cám quá chất lượng (với tỷ lệ đường hoặc sữa cao) vì nó quá khác với loại cám heo con sẽ ăn sau cai sữa và vì vậy nó không có tác dụng chuẩn bị tâm lý cho heo con.".
García cho chúng tôi biết nguyên tắc của anh ấy. Bắt đầu từ ngày thứ năm đến thứ bảy (sau khi sinh). Đầu tiên là loại sữa thay thế, thường trộn trong cám và rất thơm, để bắt đầu kích thích ăn. Cám cần được thay thế thường xuyên trong những ngày đầu tiên.
Sau 18-20 ngày, cho ăn một số loại cám tập ăn (pre-starter) ở dạng hạt mịn, có khả năng tiêu hóa cao, ngon và có mùi thơm, nhưng phải giống cám mà heo con cai sữa sẽ ăn và sẽ duy trì trong những ngày đầu tiên sau cai sữa.
García cũng cho chúng tôi biết về kinh nghiệm tích cực của anh ấy với việc pha nước vào đĩa trong chuồng đẻ từ ngày thứ 2-3 sau khi sinh, bằng cách này ông đã tăng thêm 200-300 gam trọng lượng cai sữa và heo con được huấn luyện tốt hơn cho giai đoạn cai sữa (tập uống). Tuy nhiên, cách làm này chỉ dành riêng cho những người người chăn nuôi cẩn thận, những người sẽ làm đúng cách và sạch sẽ. Gielen nghi ngờ cách làm này nhiều hơn vì ông thấy nó không hợp vệ sinh. Ông thích tập trung vào việc đảm bảo các cốc nước hoặc núm uống trong quá trình đẻ đang hoạt động bình thường hơn
Quá trình cai sữa
Cai sữa là một quá trình bao gồm nhiều hành động: đưa nái ra khỏi chuồng đẻ, đưa heo con ra ngoài, thời gian từ khi bạn bắt đầu cho đến khi đưa heo con vào chuồng cai sữa với mật độ và nhiệt độ nuôi thích hợp, với các lựa chọn cho ăn, v.v.
Các tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc biết quy trình này được thực hiện như thế nào ở mỗi trại. Gielen nói rằng không có một cách chung nào để cai sữa vì mỗi trại có những điều kiện khác nhau. Trong nhóm của ông, họ thực hiện đánh giá quy trình cai sữa tại trại với mục tiêu đề xuất các cải tiến cho khách hàng của họ: quan sát việc quản lý, điều kiện của các chuồng cai sữa khi nhận heo, v.v.
Đối với Garcia, việc này được thực hiện như thế nào ở mỗi trại sẽ được quyết định rất nhiều bởi hậu cần, lịch trình vận chuyển, v.v. Nhưng quy trình lý tưởng của ông sẽ như sau: cho nái ăn bữa đầu tiên vào buổi sáng và dành thời gian cho heo con bú sau đó. Việc này cung cấp cho heo con một "hành trang" cho những gì xảy ra tiếp theo. Điều này được tạo thuận lợi rất nhiều bởi hệ thống cho ăn tự động cho nái trong chuồng đẻ. Bạn có thể cho ăn lúc 5 giờ sáng và đến 8 giờ sáng thì lùa heo con đã bú sữa vào ngày hôm đó đi.
Ông cũng nói rằng ông muốn chuyển nái ra khỏi chuồng đẻ trước. Cố gắng đưa heo con ra ngoài trước khiến heo nái rất lo lắng; có rất nhiều tiếng ồn trong phòng, và đó là một quá trình rất căng thẳng.
Ở các trại cai sữa tại chỗ, tốt nhất nên cai sữa một cách chậm rãi vào giữa buổi sáng, khi heo con đã bú được 2 hoặc 3 lần sữa.
Để đạt được trọng lượng cai sữa tốt và để quá trình cai sữa càng ít căng thẳng càng tốt là điều không thể thiếu để cai sữa có cơ hội thành công cao. Trong bài tiếp theo chúng ta sẽ đi sâu vào cách quản lí và điều kiện thích hợp trong giai đoạn cai sữa.