Nhu cầu năng lượng trong thời kỳ tiết sữa ảnh hưởng rất lớn đến thể trạng heo nái và năng suất heo con. Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng heo nái tơ hoặc heo nái bị suy giảm thể trạng sẽ sinh ra heo con chậm phát triển và chậm trưởng thành sinh dục. Các lứa đẻ trong 8 tuần được sử dụng để đánh giá thể trạng heo nái (sau khi đẻ và cai sữa) và sự tăng trưởng của heo con từ 157 nái mẹ. Thể trạng được đo sau khi đẻ và cai sữa bằng cách sử dụng thước kẹp nái (xương sườn cuối cùng và xương hông) và siêu âm xương sườn thứ 10. Heo nái được phân loại là gầy, trung bình hoặc béo theo thước kẹp (sau khi đẻ hoặc cai sữa). Trọng lượng của từng con heo được ghi nhận vào khoảng 1, 10, 45, 100 và 145 ngày tuổi và lúc cai sữa. Ở 100 và 145 ngày tuổi, độ dày mỡ lưng và vùng thịt thăn ở xương sườn thứ 10 được đo lường trên 567 con heo và lần đầu động dục được theo dõi ở 176 con hậu bị dành cho chọn giống bắt đầu từ khoảng 170 ngày tuổi.
Các heo nái có số đo xương sườn cuối cùng sau khi đẻ tương tự nhau nhưng khi cai sữa, heo nái tơ có số đo xương sườn nhỏ nhất so với các lứa đẻ khác. Heo nái lứa 1, 2 và 3 có vùng thăn tương tự nhau sau khi đẻ; tuy nhiên, khi cai sữa heo nái tơ có diện tích thăn nhỏ nhất (38,2 ± 0,63 cm2). Heo nái lứa 1 có độ dày mỡ lưng và vùng thăn giảm nhiều nhất trong thời kỳ cho con bú (tương ứng là −2,9 ± 0,31 mm và −2,6 ± 0,49 cm2). Ở 1 ngày tuổi và cai sữa, heo con từ heo nái tơ có trọng lượng nhẹ nhất nhưng lại nặng nhất ở 100 và 145 ngày tuổi. Heo từ nái tơ có diện tích thăn lớn hơn ở 100 và 145 ngày tuổi và mỡ lưng dày hơn ở 145 ngày tuổi. Heo nái béo lúc cai sữa (xương sườn cuối hoặc hông) có heo con nhẹ cân nhất khi 10 ngày tuổi và cai sữa. Tuy nhiên, ở 45 ngày tuổi, heo con của heo nái béo (xương sườn cuối hoặc hông) nặng hơn so với heo con của nái vừa và gầy. Mỡ lưng xương sườn thứ 10 ở 100 và 145 ngày tuổi có xu hướng ít hơn ở heo được nuôi bởi nái gầy (sau khi đẻ và cai sữa). Diện tích của thăn sườn thứ mười là tương đương giữa heo được nuôi bởi heo nái béo, trung bình hoặc gầy. Heo hậu bị phát triển trong lứa từ heo nái lứa thứ tư có tuổi dậy thì muộn hơn so với heo nái hậu bị từ nái mẹ lứa thứ nhất hoặc lứa thứ ba (tương ứng 200,9 ± 4,96 ngày so với 189,0 ± 2,29 ngày và 187,5 ± 2,84 ngày).
Mặc dù trọng lượng cơ thể của heo con từ heo nái tơ thường thấp hơn cho đến 45 ngày tuổi, nhưng những đàn này tương đương hoặc nặng hơn ở 100 và 145 ngày tuổi so với với các đàn từ các lứa đẻ khác. Hơn nữa, thế hệ con hậu bị từ những heo nái tơ không bị chậm tuổi dậy thì.
Rempel LA, Keel BN, Oliver WT, Wells JE, Lents CA, Nonneman DJ, Rohrer GA. Dam parity structure and body condition during lactation influence piglet growth and gilt sexual maturation through pre-finishing. Journal of Animal Science. 2022; 100(4): skac031. https://doi.org/10.1093/jas/skac031