X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0

Định hướng và giải pháp phát triển bền vững chăn nuôi lợn tại Việt Nam

Chiến lược phát triển chăn nuôi tại Việt Nam đến năm 2030, tổng đàn lợn sẽ ổn định ở mức 30 triệu con, trong đó đàn nái khoảng 2,5 triệu con.

19 Tháng 8 2024
X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0

Tại Hội nghị thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn bền vững ngày 14/08/2024, ông Phạm Kim Đăng, phó cục trưởng Cục Chăn Nuôi đã trình bày cáo cáo về hiện trạng và các giải pháp để phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn. Theo đó, ông cho biết chăn nuôi lợn là lĩnh vực chủ lực chiếm 62% tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng của toàn ngành chăn nuôi trong nước và đang chuyển dịch dần sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn.

Tính đến cuối tháng 6/2024, ước tính tổng đàn lợn của cả nước đạt 25.549.200 con, tăng 2,9% so với cùng thời điểm năm 2023. Trong đó đàn nái ổn định ở mức 3,0 triệu con, chiếm 11,36% tổng đàn. Sản lượng thịt hơi năm 2023 đạt trên 4,8 triệu tấn, chiếm 61,7% tổng sản lượng thịt ngành chăn nuôi.

Về chiến lược phát triển phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, đến năm 2030, tổng đàn lợn sẽ ổn định ở quy mô đầu con có mặt thường xuyên khoảng 30 triệu con, trong đó đàn lợn nái dao động khoảng 2,5 triệu con, đàn lợn ngoại nuôi theo hình thức trang trại, công nghiệp chiếm 70%. Sản lượng thịt xẻ các loại đạt từ 6,0-6,5 triệu tấn (thịt lợn chiếm 59-61%), trong đó, xuất khẩu từ 15-20% sản lượng thịt lợn.

Để đạt được các mục tiêu trong chiến lược phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các giải pháp được đưa ra là:

  • Đẩy mạnh công tác chăn nuôi lợn an toàn sinh học; thực hiện tốt công tác kiểm soát dịch bệnh.
  • Chỉ đạo xây dựng ngành hàng thịt lợn theo các chuỗi liên kết; khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
  • Tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với công tác quản lý và sản xuất giống, tăng cường năng lực sản xuất giống tại chỗ. Khuyến khích phát triển các giống lợn bản địa, đặc sản, có giá trị cao gắn với du lịch sinh thái, tích hợp đa giá trị.
  • Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sẵn có tại địa phương. Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển, sản xuất các hóa chất, chế phẩm sinh học dùng làm nguyên liệu thức ăn, phát triển vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước.
  • Tăng cường chuyển đổi số trong chăn nuôi, khẩn trương triển khai xây dựng CSDL quốc gia về chăn nuôi; xây dựng và áp dụng các phần mềm để cập nhật, quản lý và khai thác dữ liệu chăn nuôi trên cả nước.
  • Tiếp thu và ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật, mô hình chăn nuôi theo kinh tế tuần hoàn; công nghệ cao vào chăn nuôi lợn giúp tối ưu hóa chi phí và giảm phát thải ô nhiễm môi trường.

Ban biên tập 333.

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận Tin tức ngành heo

Tin tức ngành heo tới email của bạn

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách