X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0
Đọc bài báo này bằng:

Trung Quốc tiếp tục giảm sử dụng bã đậu nành trong thức ăn chăn nuôi

Chính phủ Trung Quốc tiếp tục thực hiện kế hoạch cắt giảm và thay thế bã đậu nành trong thức ăn chăn nuôi.

4 Tháng 1 2024
X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0

Năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn đã triển khai kế hoạch toàn diện nhằm giảm thiểu và thay thế bã đậu nành trong thức ăn chăn nuôi. Điều này liên quan đến việc thúc đẩy chế độ ăn ít protein, sử dụng nguồn protein trong nước, khuyến khích sử dụng cỏ thay vì thức ăn trong chăn nuôi gia súc nhai lại và cừu, tiếp tục giảm tiêu thụ bã đậu nành. Nước này đã nỗ lực thực hiện đánh giá giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu thô thức ăn chăn nuôi đồng thời phát triển một hệ thống tiêu chuẩn thức ăn có hàm lượng protein thấp cùng sách điện tử về đa dạng các công thức thức ăn.

Tỷ lệ bã đậu nành trong khẩu phần tiếp tục giảm. Trong 11 tháng đầu năm 2023, tổng sản lượng thức ăn công nghiệp tăng 4% so với cùng kỳ nhưng mức tiêu thụ bã đậu nành của các công ty thức ăn chăn nuôi lại giảm 11%.

Việc khám phá các nguồn protein thay thế trong thức ăn chăn nuôi cũng đã có tiến triển, bao gồm sự đột phá trong công nghệ điều chế protein Clostridium ethanol và sự phát triển công nghiệp hóa của protein thức ăn mới thông qua công nghệ cố định carbon sinh học. Ngoài ra, đã có những sáng kiến để mở rộng việc sử dụng thực phẩm thừa làm thức ăn chăn nuôi.

25 tháng 12, 2023/ Bộ Nông nghiệp và Nông thôn/Trung Quốc.
http://www.moa.gov.cn

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận Tin tức ngành heo

Tin tức ngành heo tới email của bạn

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách

Bài báo liên quan

Sự bùng phát ASF ở Trung Quốc ảnh hưởng đến thị trường thịt heo toàn cầu như thế nào

28-Th11-2023

Dịch tả heo châu Phi (ASF) lây lan từ châu Âu sang Trung Quốc vào năm 2018—một trong những dịch bệnh động vật lớn nhất từ trước đến nay. Dịch bệnh bùng phát làm giảm nguồn cung thịt heo của Trung Quốc và giá thịt heo Trung Quốc tăng hơn gấp đôi, đạt mức kỷ lục.