X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0

Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế ILRI có những đóng góp quan trọng cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Chiều 15/10, tại Hà Nội, Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế ILRI kỷ niệm 50 năm thành lập và ra mắt Chiến lược mới về Phát triển chăn nuôi bền vững. Sự kiện có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến và Giáo sư Appolinaire Djikeng, Tổng giám đốc ILRI toàn cầu.

18 Tháng 10 2024
X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0

Được biết, kể từ năm 1999, ILRI đã đồng hành cùng ngành chăn nuôi Việt Nam, triển khai nhiều dự án nghiên cứu quan trọng, từ an toàn thực phẩm, sức khỏe vật nuôi, cho đến biến đổi khí hậu và sản xuất chăn nuôi bền vững. Năm 2006, ILRI chính thức thành lập văn phòng tại Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực an toàn thực phẩm, sức khỏe vật nuôi, cải thiện năng suất chăn nuôi.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: ILRI đã có những đóng góp quan trọng cho ngành chăn nuôi của Việt Nam trong 4 lĩnh vực chính.

  • Về an toàn thực phẩm, các dự án của ILRI đã giảm thiểu nguy cơ về bệnh truyền qua thực phẩm thông qua tăng cường kiểm soát trong các chuỗi giá.
  • Về di truyền chăn nuôi, ILRI đã cải thiện năng suất và khả năng thích ứng thông qua nghiên cứu các giống bản địa và hỗ trợ nông dân quy mô nhỏ.
  • Về công tác bảo vệ sức khỏe động vật của ILRI, thông qua phương pháp Một Sức khỏe, đã cải thiện quản lý bệnh lây truyền từ động vật sang người và nâng cao nhận thức về việc sử dụng kháng sinh hợp lý.
  • Ngoài ra, ILRI còn thúc đẩy khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và sinh kế bền vững, giúp nông dân giảm phát thải khí nhà kính và áp dụng các biện pháp bền vững.

Để ghi nhận và tôn vinh những đóng góp trong quá trình hợp tác của hai bên trong 25 năm qua, Bộ NN&PTNT Việt Nam đã trao 2 Bằng khen tặng Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế và Tiến sĩ Fred Unger, Trưởng đại diện ILRI Khu vực châu Á vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn.

17 tháng 10, 2024/ Bộ NN&PTNT Việt Nam/ Việt Nam. https://www.mard.gov.vn/

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận Tin tức ngành heo

Tin tức ngành heo tới email của bạn

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách