X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
1
1
Đọc bài báo này bằng:

Giải pháp cho ngành chăn nuôi vững đà tăng trưởng trong năm 2024

1 bình luận

Ngành chăn nuôi Việt Nam đang có những bước phục hồi tích cực sau những khó khăn trong vài năm qua. Để duy trì đà tăng trưởng này trong năm 2024, ngành chăn nuôi cần tập trung vào ba giải pháp chủ chốt nhằm đối phó với các thách thức và tận dụng cơ hội phát triển.

17 Tháng 6 2024
X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
1
1

Ngành chăn nuôi được kỳ vọng sẽ hồi phục trở lại

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ngành chăn nuôi trong quý I/2024 đã ghi nhận những con số tăng trưởng khá ổn định. Tổng sản lượng thịt hơi các loại trong giai đoạn này ước đạt trên 2 triệu tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, chăn nuôi heo vẫn là hoạt động chủ lực, chiếm 64% tổng sản lượng các loại vật nuôi được sản xuất trong nước.

Diễn biến giá heo hơi xuất chuồng tăng, thậm chí chạm ngưỡng 70.000 đồng/kg, mức cao nhất trong 5 năm qua. Giá heo được kỳ vọng vẫn sẽ neo cao trong trung hạn, củng cố triển vọng lạc quan của ngành chăn nuôi trong năm 2024.

Ưu thế vẫn thuộc về doanh nghiệp ngoại

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện nay, nước ta có khoảng 265 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó có 85 nhà máy thuộc doanh nghiệp nước ngoài, chiếm tỉ lệ 32% nhưng lại nắm giữ 65% thị phần.

Một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước kém cạnh tranh là do sự phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu. Ngoài ra, các doanh nghiệp nước ngoài thường có chiến lược kinh doanh bài bản và áp dụng chuỗi sản xuất kinh doanh khép kín, giúp tối ưu hóa hiệu quả hơn.

Giải pháp cho vấn đề nguồn nguyên liệu

Theo số liệu hải quan, trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam chi gần 1,69 tỷ USD để nhập khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, tăng 9,8% so với 4 tháng đầu năm 2023.

Theo ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức hàng hóa Việt Nam, để ứng phó với tình trạng chi phí nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao, các doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp quan trọng sau:

  • Thứ nhất, các doanh nghiệp nên chủ động tìm kiếm nguồn cung mới và thay đổi công thức cám để sử dụng các sản phẩm thay thế khi giá nguyên liệu tăng.
  • Thứ hai, các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư vào các nhà máy ép dầu để chủ động chuỗi cung ứng khô đậu tương, một nguyên liệu có giá trị cao và khó thay thế.
  • Thứ ba, để giảm thiểu rủi ro chi phí nguyên liệu tăng, các doanh nghiệp nên sử dụng công cụ bảo hiểm giá (hedging) trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Việc áp dụng các công cụ tài chính này giúp doanh nghiệp ổn định chi phí đầu vào trước những biến động trên thị trường quốc tế.

29 tháng 5, 2024/ Báo Chính Phủ/ Việt Nam. https://baochinhphu.vn/

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
18-Th6-2024 duy-tanThông tin rất hay
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận Tin tức ngành heo

Tin tức ngành heo tới email của bạn

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách