Chỉ số giá ngũ cốc FAO đạt trung bình 147,8 điểm trong tháng 9, tăng 2,2 điểm (1,5%) so với tháng 8 và cao hơn 14,9 điểm (11,2%) so với giá trị tháng 9/2021.
Trong tháng 9, giá lúa mì quốc tế tăng trở lại 2,2%, được "lót đường" bởi tình hình không chắc chắn về việc tiếp tục thực hiện Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen (Sáng kiến về Vận chuyển An toàn Ngũ cốc và Thực phẩm từ các cảng của Ukraine) sau tháng 11 và tác động tiềm tàng đối với xuất khẩu của Ukraine. Hơn nữa, những lo ngại về tình trạng khô hạn ở Argentina và Hoa Kỳ, cũng như tốc độ xuất khẩu nhanh từ Liên minh châu Âu cộng thêm vào nhu cầu lúa mì nội bộ cao hơn của khối trong bối cảnh nguồn cung bắp thắt chặt hơn, đã thúc đẩy thêm cho giá lúa mì.
Giá ngũ cốc thô quốc tế tăng nhẹ (+ 0,4%) trở lại trong tháng 9, với xu hướng giá cả lẫn lộn. Giá bắp thế giới gần như ổn định (+ 0,2%) do đồng đô la Mỹ chống lại áp lực từ do đồng đô la Mỹ mạnh chống lại áp lực từ việc thắt chặt nguồn cung với viễn cảnh về việc suy giảm sản xuất sẽ vẫn còn tiếp diễn ở Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu trong bối cảnh xuất khẩu của Ukraine không được ổn định. Giá lúa mạch quốc tế giảm 3,0%, chủ yếu phản ánh thu hoạch được cải thiện ở Úc và Liên bang Nga, trong khi giá lúa miến (cao lương) thế giới tăng 13,2% do triển vọng sản xuất ở Hoa Kỳ giảm. Chỉ số giá tất cả gạo của FAO đã tăng 2,2% trong tháng 9. Giá Indica dẫn đầu đà tăng này, tăng do những thay đổi về chính sách xuất khẩu ở Ấn Độ, điều này làm dấy lên dự đoán rằng người mua sẽ quay sang các nhà cung cấp gạo khác. Sự gián đoạn tiếp thị và những bất ổn trong sản xuất do lũ lụt nghiêm trọng ở Pakistan đã khiến giá cả đứng vững. Tuy nhiên, nhu cầu nhìn chung vẫn chậm chạp, do đó giới hạn làm giá gạo tăng lên.
7 Tháng 10, 2022/ FAO.
https://www.fao.org