X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0
Đọc bài báo này bằng:

Ảnh hưởng của stress đến chức năng miễn dịch, sức khỏe và năng suất (1/2)

Khi heo bị stress cấp tính hoặc mãn tính, chính xác thì điều gì đang diễn ra trong cơ thể? Stress tác động đến năng suất như thế nào? Giáo sư Pejsak đã dựa vào hàng chục năm nghiên cứu để trả lời và giải thích điều này.

15 Tháng 1 2024
X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0

Với định nghĩa phổ biến nhất, stress là một hiện tượng sinh học bao gồm các phản ứng của cơ thể trước những kích thích quá mức về thể chất hoặc tinh thần. Stress kích hoạt hội chứng thích ứng toàn thân (General Adaptation Syndrome: GAS), được đặc trưng bởi hoạt động nội tiết tố đặc hiệu và những thay đổi bệnh lý. Dấu hiệu chính của đáp ứng stress là sự gia tăng sản sinh glycosteroid từ vỏ thượng thận.

Trong chăn nuôi heo công nghiệp, stress có thể xảy ra do những xáo trộn, chẳng hạn như những vấn đề liên quan đến mật độ chăn nuôi quá cao, phải di chuyển thường xuyên hoặc thời gian vận chuyển quá lâu, làm xáo trộn sự cân bằng giữa môi trường và vật nuôi (Nawroth và cộng sự, 2019). Do mối liên hệ giữa các cơ chế sinh lý khác nhau, stress có thể ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến khả năng miễn dịch và sức khỏe mà trên hết còn ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản (Dobson và cộng sự, 2000).

Có hai đáp ứng đối với stress, tùy thuộc vào hành vi của cá thể bị ảnh hưởng: đáp ứng chủ động, là phản ứng chống trả hoặc bỏ chạy, và đáp ứng ứng thụ động, bao gồm tình trạng đông cứng và trầm cảm khi stress kéo dài (Henry và Stephens, 2013). Hiện tượng adrenaline và noradrenaline tăng nhanh là đặc trưng của đáp ứng chủ động. Trong đáp ứng ứng thụ động, thường quan sát thấy nồng độ corticosteroid tăng lên (Menash, 2013).

Ảnh hưởng của stress đến đáp ứng miễn dịch

Các cơ chế liên quan đến stress quyết định cách tác động của stress đến hệ thống miễn dịch vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Tuy nhiên, phần lớn các ảnh hưởng lẫn nhau của hệ thống thần kinh và miễn dịch đã được biết đến. Các con đường chính liên quan đến các tương tác này là trục hệ thần kinh giao cảm (SNS)trục vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận (HPA). Các hệ thống này giao tiếp với nhau thông qua hai trục. Trục SNS liên quan đến hệ thần kinh giao cảm và tuyến thượng thận tủy bên trong (adrenal medulla). Hệ thống thần kinh giao cảm là một phần của hệ thống thần kinh tự chủ, có chức năng kích hoạt các cơ quan trong cơ thể và chịu trách nhiệm về phản ứng chống trả hoặc bỏ chạy (Tindle và Tadi, 2022).

Hình 1 minh họa phản ứng ở heo khi hệ giao cảm bị kích thích bởi một yếu tố gây stress cấp tính. Sự kích hoạt hệ thống giao cảm ở heo có thể được đo bằng Chromogranin A (CgA), một loại protein hòa tan có tính axit thuộc họ granins (Escribano và cộng sự, 2013).

Hình 1. Sau khi tác nhân gây stress bị kích hoạt, hệ thống giao cảm sẽ kích thích tuyến thượng thận giải phóng adrenaline và noradrenaline. Sự kích hoạt hệ thống giao cảm ở heo có thể được đo bằng Chromogranin A (CgA). 
Hình 1. Sau khi tác nhân gây stress bị kích hoạt, hệ thống giao cảm sẽ kích thích tuyến thượng thận giải phóng adrenaline và noradrenaline. Sự kích hoạt hệ thống giao cảm ở heo có thể được đo bằng Chromogranin A (CgA). 

Trục còn lại, HPA, được kích hoạt vài phút hoặc vài giờ sau khi xảy ra stress (Lightman, 2008), được minh họa trong Hình 2. Cortisol được tạo ra bởi đáp ứng stress đã được sử dụng rộng rãi như một dấu hiệu của stress ở heo, cũng như là một chỉ tiêu của xét nghiệm không xâm nhập vào bên trong với nước bọt. (Hillman và cộng sự, 2008; Ruis và cộng sự, 1997; Valros và cộng sự, 2013).

Hình 2. Vài phút hoặc vài giờ sau khi stress xảy ra, trục vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận (HPA) được kích hoạt. Tuyến yên tiết ra corticotrophin, chất này đến vỏ thượng thận sẽ kích thích nơi này tiết ra glucocorticoid, bao gồm cortisol. Glucocorticoids ức chế hoạt động của tuyến yên và vùng dưới đồi, nhờ đó điều chỉnh cường độ đáp ứng stress. Cortisol đã được sử dụng rộng rãi như một dấu hiệu của stress ở heo, cũng như là một chỉ tiểu của xét nghiệm không xâm nhập vào bên trong với nước bọt. 
Hình 2. Vài phút hoặc vài giờ sau khi stress xảy ra, trục vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận (HPA) được kích hoạt. Tuyến yên tiết ra corticotrophin, chất này đến vỏ thượng thận sẽ kích thích nơi này tiết ra glucocorticoid, bao gồm cortisol. Glucocorticoids ức chế hoạt động của tuyến yên và vùng dưới đồi, nhờ đó điều chỉnh cường độ đáp ứng stress. Cortisol đã được sử dụng rộng rãi như một dấu hiệu của stress ở heo, cũng như là một chỉ tiểu của xét nghiệm không xâm nhập vào bên trong với nước bọt. 

Glicocorticoids có tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch. Chúng có thể có tác động lên đáp ứng miễn dịch bẩm sinh, làm giảm số lượng bạch cầu đơn nhân tuần hoàn trong máu và do đó cũng làm giảm số lượng các cytokine tiền viêm. Glucocorticoids ức chế sự lưu thông của bạch cầu và do đó ngăn chặn sự tiếp cận của bạch cầu đến vị trí viêm (Strehl và cộng sự, 2019). Stress nặng và kéo dài sẽ ức chế đáp ứng dịch thể và tế bào của hệ thống miễn dịch, dẫn đến tình trạng “suy giảm khả năng thích ứng của tuyến thượng thận” (hyperadaptosis), thường dẫn đến biểu hiện của bệnh (Wrona - Polanska, 2008). Chi tiết về các tác động được nêu trong Hình 3. Trong khi đó, một stress tâm lý ngắn hạn, chẳng hạn như sự cô lập xã hội ở heo con, gây ra tình trạng kháng cortisol trong các tế bào miễn dịch trong máu, có thể là một sự thích nghi nhằm duy trì các đáp ứng miễn dịch tế bào trong ngắn hạn (Escribano và cộng sự, 2013).

Bảng 1. Có hai đáp ứng đối với stress: đáp ứng chủ động, tức là phản ứng chống trả hoặc bỏ chạy, và đáp ứng thụ động, bao gồm tình trạng đông cứng và trầm cảm khi bị stress kéo dài.

Stress ngắn: đáp ứng chủ động Stress kéo dài: đáp ứng thụ động
Stress tâm lý ngắn hạn gây ra tình trạng kháng cortisol ở các tế bào miễn dịch trong máu. Glucocorticoids có tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch:

Tế bào lympho CD8+

tỷ lệ CD4+/CD8+

Bạch cầu đơn nhân tuần hoàn

Các cytokine tiền viêm IL-2, IL-6, TNF-α và IL-12

Sự biệt hóa tế bào lympho Th1

Tế bào T

IL-2 (cần thiết cho tế bào T)

bạch cầu lưu thông

đáp ứng dịch thể

đáp ứng tế bào

khả năng phản ứng của tế bào lympho

sản xuất tế bào lympho (đôi khi thậm chí còn kích hoạt quá trình các tế bào này tự chết theo chương trình đã định)

Có một số dấu ấn sinh học miễn dịch thay đổi ngay sau khi bị stress và do đó có thể dễ dàng được sử dụng làm dấu ấn sinh học của tình trạng stress cấp tính (Puppe và cộng sự, 1997). Bao gồm:

  • tăng tỷ lệ bạch cầu trung tính/tế bào lympho (tỷ lệ N:L)
  • Amyloid A trong nước bọt, huyết thanh
  • Globulin miễn dịch (Ig A)
  • IL-18

Stress cấp tính thường liên quan đến phản ứng tiền viêm, điều này có thể hữu ích trong việc thiết lập hệ thống miễn dịch để chống trả và chữa lành (Dhabhar và cộng sự, 1995). Nói chung, stress mãn tính hoặc lặp đi lặp lại làm giảm đáp ứng miễn dịch, trong khi nếu chỉ tiếp xúc với một stress ngắn sẽ tăng cường khả năng miễn dịch (Dhabhar, 2009). Điều này cũng được chứng minh bởi các nghiên cứu về khả năng miễn dịch bẩm sinh ở heo. Tuy nhiên, tác động cuối cùng của tác nhân gây stress cũng phụ thuộc vào các yếu tố gây stress. Bảng 2 trình bày danh sách các yếu tố gây stress cấp tính và mãn tính cũng như phản ứng của chúng ở heo. Bảng này cũng cho thấy tác động của stress lên đáp ứng miễn dịch cũng có thể ảnh hưởng đến các cá thể bào thai trong tử cung.

Bảng 2. Đáp ứng stress phụ thuộc vào yếu tố gây stress.

Yếu tố gây stress Đáp ứng Nghiên cứu
Vận chuyển ngắn (20 phút)

↑ một số protein giai đoạn cấp tính (APP), haptoglobin và CRP

↑ tỷ lệ bạch cầu trung tính/tế bào lympho

Dhabhar, 2009; Puppe và cộng sự, 1997

<p>5</p>
Vận chuyển kéo dài (hơn 6 tiếng)

↑ các cytokine gây viêm (IL-2, IL-6, IL-12, IL-1β và IFN-γ)

↓ cytokine IL-4 chống viêm

De và cộng sự, 2021
<p>4</p>
Stress gây tình trạng đông cứng cấp tính

Kích thích SNS

↑ IL-18 trong nước bọt

Piñeiro và cộng sự, 2007
Cách ly heo con ↑ IL-6 mRNA ở vùng dưới đồi Tuchscherer và cộng sự, 2004
Cách ly xã hội lặp đi lặp lại ở heo con ↑ cytokines (IL-1β)

Kanitz và cộng sự, 2004; Tuchscherer và cộng sự, 2004

<p>8</p>
Stress xã hội Trong môi trường stress xã hội, các cá thể đầu đàn (dominant) thường xảy ra ức chế đáp ứng miễn dịch đối với vắc-xin vi-rút từ đó làm suy yếu khả năng bảo vệ chống lại các chủng công cường độc nhiều hơn so với những cá thể phục tùng (subordinate) Groot và cộng sự, 2001
Stress xã hội mãn tính

Ảnh hưởng ức chế miễn dịch

Điều chỉnh giảm đáng kể các cytokine gây viêm (TNF-α, IL-1β và IL-8) có thể là do sự điều chỉnh tăng mạnh biểu hiện IL-10 ở hồi tràng và kết tràng

Bennett và cộng sự, 2015
<p>2</p>
Stress kéo dài liên quan đến gián đoạn trong việc tiêu thụ thức ăn ↑ APP, đặc biệt là ở heo đực Muneta và cộng sự, 2011
<p>3</p>
Stress nhiệt ở bào thai (trong tử cung) ↑ Phản ứng của cytokine (TNF-α, IL-1β và IL-6) với lipopolysaccharide (LPS) ở bào thai trong tử cung so với những bào thai không bị stress nhiệt, có thể do thay đổi phản ứng chuyển hóa và cortisol Johnson và cộng sự, 2020
Stress nhiệt mãn tính Không có ảnh hưởng lên sự tăng sinh tế bào lympho

Bonnette và cộng sự, 1990; Morrow-Tesch và cộng sự, 1994

Tiếp xúc với stress do nhiệt độ và mật độ đông trong 14 ngày

↑ tăng sinh tế bào T và tế bào NK gây độc

Không ảnh hưởng đến tổng nồng độ IgG

Sutherland và cộng sự, 2006
<p>1</p>
Stress do lạnh kéo dài 4 ngày

↓ Hoạt động NK

↓ Tăng sinh tế bào T

↓ Tổng nồng độ IgG trong huyết tương

Salak-Johnson và cộng sự, 2018
<p>6</p>
Stress mẹ truyền

↓ Nồng độ IgG huyết thanh ở heo con theo mẹ và ức chế miễn dịch tăng sinh tế bào B và T

Không có thay đổi về tế bào NK gây độc

↓ trọng lượng tuyến ức

Tuchscherer và cộng sự, 2002

Có vẻ như tác động cuối cùng của stress lên hệ thống miễn dịch không chỉ phụ thuộc vào thời gian stress và các yếu tố gây stress mà còn phụ thuộc vào cá thể tiếp xúc với stress. Trong môi trường stress xã hội, dường như các cá thể đầu đàn (dominant) thường xảy ra ức chế đáp ứng miễn dịch đối với vắc-xin vi-rút từ đó làm suy yếu khả năng bảo vệ chống lại các chủng công cường độc nhiều hơn so với những cá thể phục tùng (subordinate) (Groot và cộng sự, 2001). Nhìn chung, những con đầu đàn và phục tùng về mặt xã hội cho thấy sự thay đổi về chức năng miễn dịch (số lượng bạch cầu trung tính tăng và sản xuất kháng thể giảm) so với những con trung lập. Stress nhiệt và stress xã hội tương tác với nhau gây tác động lên hệ thống miễn dịch của heo và gây ức chế miễn dịch ở những con trung lập, mặc dù những con đầu đàn về mặt miễn dịch cũng bị ảnh hưởng ít nhiều (Mc Kim và cộng sự, 2018).

Stress cũng liên quan đến các hành vi rập khuôn và thậm chí là các rối loạn mang tính hủy hoại, chẳng hạn như cắn đuôi, có thể được giải quyết bằng cách làm đa dạng môi trường sống (D'Eath và cộng sự, 2004). Điều thú vị là việc làm đa dạng môi trường sống cũng có thể ảnh hưởng đến một số thành phần nhất định của hệ thống miễn dịch (Luo và cộng sự, 2017; Manciocco và cộng sự, 2011; Reimert và cộng sự, 2014; Scollo và cộng sự, 2013; Scott và cộng sự, 2006). Một số dữ liệu cho thấy tỷ lệ N:L và hàm lượng haptoglobin thấp hơn ở heo được nuôi trong môi trường sống đa dạng, điều này cho thấy chúng ít bị stress hơn và ít kích thích hệ thống miễn dịch của chúng hơn (Beattie và cộng sự, 2000). Những kết quả này xác nhận mối liên hệ của stress với hệ thống miễn dịch, cũng như tác dụng có lợi của việc làm đa dạng môi trường sống đối với hành vi và phúc lợi của heo. Cần nhấn mạnh rằng việc kích thích hệ thống miễn dịch và phản ứng chống viêm trong thời gian ngắn có thể có lợi, thế nhưng nếu bị kích thích kéo dài thì sẽ có tác động tiêu cực.

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận Tin tức ngành heo

Tin tức ngành heo tới email của bạn

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách

Bài báo liên quan

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách