X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0
Đọc bài báo này bằng:

Yếu tố con người: Chúng ta đã sẵn sàng loại trừ PRRS chưa?

Lập hồ sơ nhà chăn nuôi để hiểu rõ sự từ chối hoặc sự sẵn lòng của họ đối với việc loại bỏ PRRS bằng cách sử dụng mô hình quản lý thay đổi ADKAR.

Mục tiêu của chúng tôi là gì?

Tại Hà Lan, những nhà chăn nuôi heo, các công ty, nhóm thu mua và các cơ quan công quyền đã hợp tác trong Liên minh Chăn nuôi heo Bền vững (CoViVa). Với một mục tiêu chính là sản xuất heo con không nhiễm virus gây Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS) chủng hoang dã (WTV) và cuối cùng là loại trừ PRRS trên toàn quốc.

Các bác sĩ thú y đảm trách có đủ kiến ​​thức để loại trừ virus PRRS ra khỏi từng trang trại và khu vực. Phần khó khăn là thuyết phục nhà chăn nuôi loại bỏ virus PRRS.

Mục tiêu của chúng tôi là lập hồ sơ phân tích Nhà chăn nuôi dựa trên nhận thức và mong muốn loại trừ PRRS của họ bằng cách sử dụng Mô hình quản lý thay đổi ADKAR.

Chúng tôi đã thực hiện như thế nào?

Phương pháp nghiên cứu bao gồm một cuộc khảo sát toàn diện và thu thập dữ liệu từ nhiều trang trại khác nhau. Dữ liệu sau khi thu thập được được phân tích bằng các phương pháp thống kê để đưa ra những nhận định có giá trị.

Mô hình ADKAR, một mô hình quản lý thay đổi nổi tiếng do Prosci phát triển (Mô hình Prosci ADKAR® | Prosci), được thiết kế để giúp các cá nhân và tổ chức thực hiện thay đổi một cách hiệu quả. ADKAR là viết tắt của:

  1. Nhận thức về nhu cầu thay đổi
  2. Mong muốn tham gia và hỗ trợ thay đổi.
  3. Kiến thức về cách thực hiện thay đổi.
  4. Khả năng thực hiện các kỹ năng và hành vi mong muốn.
  5. Củng cố để duy trì sự thay đổi.

Mô hình này nhấn mạnh rằng sự thay đổi tổ chức thành công chỉ có thể xảy ra khi các cá nhân thay đổi. Nó cung cấp một cách tiếp cận có cấu trúc để hướng dẫn mọi người trong suốt quá trình thay đổi, giải quyết các rào cản tiềm ẩn và đảm bảo rằng từng bước được quản lý hiệu quả.

Bằng cách tích hợp mô hình ADKAR với các chiến lược loại trừ PRRS, bạn có thể tạo ra một cách tiếp cận có cấu trúc và hiệu quả để quản lý thách thức quan trọng này trong chăn nuôi heo. Đầu tiên, chúng tôi thiết kế một bảng chấm điểm PRRS ADKAR cụ thể bằng cách cung cấp các định nghĩa rõ ràng cho từng yếu tố (Bảng 1). Hai bác sĩ thú y được đào tạo làm người hướng dẫn và thực hiện tất cả các cuộc phỏng vấn với từng nhà chăn nuôi và xác định điểm số cho từng hạng mục trong mô hình.

Bảng 1. Bảng chấm điểm PRRS ADKAR.

Nhận thức Thể hiện nhận thức rằng PRRS trong đàn heo (đàn heo của nhà chăn nuôi và cuối cùng là toàn bộ Hà Lan) cần phải được loại trừ, vì PRRS là vấn đề liên quan đến tình trạng sức khỏe chung của trang trại, cũng như lợi ích về mặt kỹ thuật và kinh tế. 1 Nhà chăn nuôi không nhận thức được các vấn đề về sức khỏe và phúc lợi mà PRRS gây ra cho đàn heo, không biết về chi phí phát sinh trong trường hợp nhiễm PRRS cũng như lợi ích của việc sản xuất heo con không nhiễm virus chủng hoang dã (WTV).
2 Nhà chăn nuôi nhận thức được những vấn đề mà PRRS gây ra và những tổn thất về kinh tế, nhưng cho rằng không cần phải loại trừ bệnh.
3 Nhà chăn nuôi nhận thức được rằng cần phải làm gì đó để giảm thiểu tình trạng nhiễm PRRS, nhưng vẫn nghi ngờ tác động của PRRS trong đàn gia súc của mình.
4 Nhà chăn nuôi nhận thức rằng PRRS WTV phải được loại trừ khỏi đàn gia súc của mình và chấp nhận rằng điều này đòi hỏi phải có nỗ lực và chi phí liên quan.
5 Nhà chăn nuôi hoàn toàn nhận thức được rằng PRRS phải được loại trừ ở Hà Lan và họ phải chịu trách nhiệm cho trang trại của mình, bao gồm cả công sức và chi phí.
Mong muốn Thể hiện nhận thức cá nhân. Liệu nhà chăn nuôi có sẵn sàng bắt tay vào việc loại trừ PRRS trong trang trại của mình không? 1 Nhà chăn nuôi không muốn bắt đầu loại trừ. Họ cho biết đàn gia súc của mình không có vấn đề gì liên quan đến PRRS.
2 Nhà chăn nuôi muốn loại trừ PRRS WTV, nhưng cuối cùng lại không muốn phải tốn kém công sức và không muốn chi trả bất kỳ chi phí liên quan nào.
3 Nhà chăn nuôi mong muốn có một "đàn heo ổn định không nhiễm PRRS", không gặp vấn đề với bệnh này, nhưng việc loại trừ PRRS hoàn toàn thì quá khó khăn và tốn kém. Nếu PRRS có thể được kiểm soát hiệu quả bằng việc chủng ngừa, thì họ thấy điều đó là chấp nhận được.
4 Nhà chăn nuôi muốn bắt đầu việc loại trừ PRRS trong đàn gia súc của mình, nhưng lại quá thận trọng trong việc tiếp nhận lời khuyên và thực hiện các biện pháp, và sẽ không thực hiện những biện pháp quá tốn kém.
5 Nhà chăn nuôi muốn loại trừ hoàn toàn PRRS trong đàn gia súc và muốn có lời khuyên và biện pháp tốt nhất cho trang trại. Họ chấp nhận rằng việc loại trừ PRRS sẽ cần có những chi phí và nỗ lực đáng kể.
Kiến thức Thể hiện kiến ​​thức và sự thành thục của nhà chăn nuôi trong việc bắt đầu loại trừ PRRS trong đàn gia súc của mình. Kiến thức về việc loại trừ PRRS có hai phần: (a) tình trạng của đàn gia súc, vấn đề bắt đầu ở giai đoạn sản xuất nào? và (b) cần phải làm gì để giải quyết vấn đề này? 1 Nhà chăn nuôi không biết gì về tình trạng của đàn gia súc cũng như không biết cần phải làm gì để bắt đầu sản xuất ra heo con không nhiễm PRRS WTV.
2

Nhà chăn nuôi có một chút hiểu biết về tình trạng trang trại, nhưng không biết bắt đầu từ đâu trong trang trại.

Nhà chăn nuôi không biết tình trạng trang trại, nhưng biết một chút về những gì cần phải thay đổi trong quản lý.

3

Nhà chăn nuôi biết khá rõ về tình trạng hiện tại, nhưng vẫn không biết cần phải thay đổi những gì.

Nhà chăn nuôi không biết về tình trạng hiện tại, nhưng biết rằng có một số thứ trong trang trại cần phải thay đổi.

4 Nhà chăn nuôi biết tình trạng của trang trại. Họ có những hiểu biết chung để thực hiện những thay đổi về quản lý.
5 Nhà chăn nuôi biết rõ tình trạng của trang trại. Họ biết phải làm gì để có thể sản xuất ra heo con không nhiễm PRRS WTV trong trang trại của mình.
Khả năng Thể hiện giai đoạn thực hiện sự thay đổi. Liệu Nhà chăn nuôi đã sẵn sàng - hoặc đã bắt đầu - thực hiện những thay đổi cần thiết chưa? (Các chủ đề thay đổi có thể bao gồm an toàn sinh học bên trong và bên ngoài, cải tạo chuồng trại, quản lý heo hậu bị, phương pháp làm việc, ...). 1 Nhà chăn nuôi chỉ nhìn thấy những trở ngại (chi phí không tương xứng với lợi ích, nếu hàng xóm của tôi bị PRRS thì tôi làm gì cũng vô ích,...) nên không thực hiện bất kỳ biện pháp nào.
2 Nhà chăn nuôi chỉ muốn thực hiện một số thay đổi nhỏ và dễ thực hiện. Họ không chọn thay đổi dựa trên hiệu quả mong đợi mà dựa trên chi phí.
3 Một số thay đổi đã được chấp nhận và thực hiện, họ ưu tiên chọn những thay đổi mà bác sĩ thú y khuyến nghị là quan trọng nhất.
4 Nhà chăn nuôi muốn thực hiện đầy đủ các thay đổi theo khuyến nghị, nhưng khó khăn về tài chính, thời gian, hoặc sự hợp tác của nhân viên đang cản trở một số thay đổi.
5 Nhà chăn nuôi đang đầu tư thời gian, tiền bạc, công sức và hướng dẫn nhân viên để thực hiện tất cả các thay đổi theo khuyến nghị, nhằm sản xuất heo con không nhiễm WTV.

Hai mươi trang trại nái (trung bình 1029 nái, tối thiểu: 320, tối đa: 4112) được chọn ngẫu nhiên từ một phòng dịch vụ thú y. Tất cả các trang trại đều dương tính với PRRS và đã được tiêm vắc-xin phòng PRRS.

Chúng tôi đã tìm hiểu được điều gì?

1) Sự khác biệt lớn đã được quan sát giữa các trang trại về các yếu tố nhận thức, mong muốn, kiến thức và khả năng của nhà chăn nuôi trong việc loại trừ virus PRRS.

2) Kết quả cho thấy rất ít nhà chăn nuôi có sự chuẩn bị về mặt tinh thần để loại trừ PRRS: chỉ có hai trang trại thể hiện được tư duy đúng đắn (có điểm >4 ở mỗi yếu tố). 10 trang trại có điểm dưới 4 ở tất cả các yếu tố.

Hình 2. Chỉ có hai trang trại thể hiện tư duy đúng đắn (có điểm >4 ở mỗi yếu tố).
Hình 2. Chỉ có hai trang trại thể hiện tư duy đúng đắn (có điểm >4 ở mỗi yếu tố).

3) Việc nhận thức PRRS là một vấn đề giúp tăng cường sự hiểu biết về các yếu tố khác. Các trang trại đạt điểm >4 về nhận thức có điểm trung bình cao hơn (3,66, phạm vi 2,66 - 4,66) về các yếu tố khác so với các trang trại đạt điểm <4 (2,34, phạm vi 1,66 - 3,5, p = 0,004).

H&igrave;nh 3. Trang trại A (nhận thức &ge; 4) v&agrave; B (nhận thức &lt; 4).
Hình 3. Trang trại A (nhận thức ≥ 4) và B (nhận thức < 4).

4) Mô hình ADKA(R) giúp bác sĩ thú y có thể đưa ra lời khuyên có mục tiêu hơn, cho phép họ tập trung vào những yếu tố quan trọng trong một trang trại cụ thể. Nó cũng giúp sàng lọc những Nhà chăn nuôi có nhiều khả năng thực hiện thay đổi cần thiết để thành công.

Kết hợp mô hình ADKAR với các chiến lược loại trừ PRRS có thể khá hiệu quả trong việc quản lý sự thay đổi trong đàn heo. Sau đây là cách mô hình ADKAR có thể được áp dụng để loại trừ PRRS:

  1. Nhận thức: Cung cấp kiến thức cho công nhân viên trang trại về tầm quan trọng của việc loại trừ PRRS, bao gồm tác động của nó đến sức khỏe và năng suất của đàn. Điều này cũng bao gồm việc hiểu biết về virus, cách lây truyền của nó, và các lợi ích kinh tế từ việc loại trừ bệnh.
  2. Mong muốn: Tạo ra sự đồng thuận và nhiệt huyết trong tất cả các bên liên quan để hỗ trợ công cuộc loại trừ PRRS. Điều này có thể đạt được bằng cách chia sẻ những câu chuyện thành công, lợi ích tài chính tiềm năng, và cải thiện phúc lợi động vật.
  3. Kiến thức: Cung cấp chương trình đào tạo chi tiết về các quy trình loại trừ PRRS, bao gồm phương pháp Nhập đàn-Đóng đàn-Phơi nhiễm (Load-Close-Expose), chiến lược chủng ngừa và các biện pháp an toàn sinh học. Đảm bảo mọi người hiểu rõ vai trò và trách nhiệm cụ thể của mình trong quá trình thực hiện.
  4. Khả năng: Trang bị cho đội ngũ các công cụ và nguồn lực cần thiết để thực hiện các chiến lược loại trừ PRRS. Điều này bao gồm việc cung cấp vắc-xin, công cụ chẩn đoán, và các cơ sở phù hợp cho việc cách ly và đảm bảo an toàn sinh học.
  5. Củng cố: Liên tục theo dõi và củng cố các hoạt động để đảm bảo các nỗ lực loại trừ PRRS được duy trì. Việc thực hiện các đánh giá định kỳ, tiếp nhận ý kiến phản hồi, và điều chỉnh quy trình dựa trên kết quả là vô cùng quan trọng.

Những thử thách phía trước

Kết quả cho thấy để đạt được mục tiêu của CoViVa, cần phải thay đổi tư duy của các nhà chăn nuôi Hà Lan.

Hãy xem "Hướng dẫn về bệnh" để biết thêm thông tin

Bệnh tai xanhHội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản trên heo (PRRS) hay còn gọi là bệnh tai xanh là bệnh nhiễm virus có tác động kinh tế cao nhất ở Bắc Mỹ và nhiều nước châu Âu. Virus gây ra các vấn đề sinh sản và ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận Tin tức ngành heo

Tin tức ngành heo tới email của bạn

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách

Bài báo liên quan

H&igrave;nh 3. Thực trạng về chiến lược giảm thiểu quốc gia ở Đan Mạch. M&agrave;u cam đại diện cho c&aacute;c chương tr&igrave;nh loại trừ khu vực đ&atilde; được thiết lập.&nbsp;

Chiến lược giảm PRRS trên toàn quốc của Đan Mạch - Tình trạng năm thứ nhất

Đến tháng 5/2023, 85% trên tổng số đàn heo ở Đan Mạch đã có tình trạng huyết thanh học PRRS. Các chương trình loại trừ PRRS đã được thiết lập ở những khu vực có mật độ đàn dương tính với PRRS cao. Hội đồng Nông nghiệp & Thực phẩm Đan Mạch đã tiến hành một loạt các sáng kiến nhằm mục đích mở đường cho việc giảm thiểu PRRS trên toàn quốc, bao gồm chiến lược thực hiện, các công cụ kỹ thuật số, hướng dẫn chung cho việc phân loại, giám sát và loại trừ vi rút PRRS, cùng các nguồn lực tài trợ cho dự án.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách