X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0
Đọc bài báo này bằng:

Vaccine tự sinh Streptococcus suis: Chúng ta đã biết gì?

Mặc dù đã có hàng thập kỷ nghiên cứu về vaccine S. suis, vaccine vi khuẩn (bacterin) tự sinh gần như là chiến lược phòng ngừa duy nhất mà các nhà chăn nuôi heo có thể tiếp cận, nhưng điểm yếu của chúng là gì?

Việc tăng cường sản xuất thực phẩm từ động vật và sự xuất hiện của các hệ thống sản xuất mới (chẳng hạn như hệ thống chăn nuôi không dùng kháng sinh hoặc hệ thống hữu cơ) đã dẫn đến sự xuất hiện hoặc tái xuất hiện một số mầm bệnh. Những xu hướng xã hội mới này, cùng với mong muốn giảm sử dụng kháng sinh vật trong chăn nuôi, nêu bật tầm quan trọng của việc cải tiến các loại vắc-xin hiện có và/hoặc phát triển các chiến lược tiêm phòng mới để chống lại mầm bệnh mới xuất hiện hoặc tái xuất hiện.
Việc tăng cường sản xuất thực phẩm từ động vật và sự xuất hiện của các hệ thống sản xuất mới (chẳng hạn như hệ thống chăn nuôi không dùng kháng sinh hoặc hệ thống hữu cơ) đã dẫn đến sự xuất hiện hoặc tái xuất hiện một số mầm bệnh. Những xu hướng xã hội mới này, cùng với mong muốn giảm sử dụng kháng sinh vật trong chăn nuôi, nêu bật tầm quan trọng của việc cải tiến các loại vắc-xin hiện có và/hoặc phát triển các chiến lược tiêm phòng mới để chống lại mầm bệnh mới xuất hiện hoặc tái xuất hiện.

Streptococcus suis (S. suis) được coi là một trong những mầm bệnh vi khuẩn heo tái xuất hiện quan trọng nhất trong thời đại hạn chế kháng sinh. Thật vậy, nhiễm trùng S. suis là một trong những nguyên nhân chính khiến người ta sử dụng kháng sinh ở heo con, để điều trị hoặc (nếu được phép) để phòng ngừa/kiểm soát..

Dữ liệu toàn cầu về khả năng đề kháng kháng sinh của S. suis rất đáng lo ngại; do đó, để giảm sử dụng kháng sinh, công tác phòng chống dịch bệnh cần tập trung vào quản lý các yếu tố nguy cơ và việc tiêm phòng. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu đưa ra các kháng nguyên là ứng cử viên cho vaccine khác nhau, cho đến nay vẫn chưa có vaccine S. suis hiệu quả toàn cầu nào được thương mại hóa. Nếu có nhiều nghiên cứu hơn chắc chắn sẽ thúc đẩy quá trình phát triển vaccine tiểu đơn vị. Cho đến lúc đó, các loại vaccine hiện có duy nhất được sử dụng tại thực địa là loại vaccine tự sinh, bao gồm vi khuẩn chết (“bacterin”) từ (các) chủng phân lập chiếm ưu thế được khôi phục từ một trại/hệ thống bị ảnh hưởng, được sản xuất bởi các phòng thí nghiệm được cấp phép và được giao lại cho chính trại/ hệ thống đó. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu khoa học chứng minh liệu việc sử dụng các loại vaccine như vậy trên thực địa có tương quan với việc giảm tỉ lệ chết và giảm sử dụng kháng sinh cho mục đích điều trị hay không. Thật vậy, gần như không tồn tại báo cáo được bình duyệt về vaccine tự sinh - chỉ có 4 bài báo được công bố trong 30 năm qua. Ngoài ra, các nghiên cứu có kiểm soát trong phòng thí nghiệm đã cho thấy những kết quả trái ngược nhau liên quan đến khả năng bảo hộ do vi khuẩn tạo ra từ thí nghiệm (để xem đánh giá, hãy xem Rieckmann và cộng sự, 2020).

Những vấn đề chưa được giải quyết về vaccine S. suis tự sinh

1. Chẩn đoán bệnh do S. suis – lúc bắt đầu và lúc kết thúc: Việc chẩn đoán chính xác S. suis là tác nhân chính gây bệnh có thể làm rối việc lựa chọn (các) chủng phân lập để đưa vào vaccine tự sinh. Vẫn còn một vấn đề chưa được giải quyết liên quan đến những chủng được khôi phục từ phổi (Obradovic và cộng sự, 2021), được coi là tác nhân xâm nhiễm thứ phát và có lẽ không nên đưa vào thành phần vaccine. Việc chẩn đoán đúng S. suis cũng rất quan trọng để đánh giá hiệu quả của chương trình vaccine tự sinh áp dụng cho trại. Một yếu tố gây nhiễu quan trọng là người ta đánh giá tổng số heo chết hoặc tổng số heo điều trị thay vì những con heo có các dấu hiệu lâm sàng tương ứng với bệnh S. suis. Cần lưu ý rằng các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác có thể gây ra các dấu hiệu lâm sàng tương tự, chẳng hạn như Glaesserella (Haemophilus) parasuis. Ngoài ra, nếu trong trại xảy ra một đợt bùng dịch của một bệnh không liên quan và được kiểm soát chặt hơn trong quá trình thử nghiệm vaccine, thì những cải thiện sức khỏe có thể không liên quan trực tiếp đến tác dụng của vaccine. Ngược lại, chẳng hạn như đồng nhiễm nhiều bệnh gây chết heo con, lại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc đánh giá vaccine tự sinh. Do đó, trong các nghiên cứu thực địa về vaccine cần thực hiện một cách có hệ thống việc mổ khám xác heo để xác nhận, tiếp theo là nuôi cấy phân lập và định danh serotype của S. suis.

2. Lập công thức vaccine – bí quyết thành công: Vaccine tự sinh sẽ “liên quan đến nơi sản xuất” vì mỗi phòng thí nghiệm được cấp phép sử dụng các quy trình, liều lượng kháng nguyên, loại và nồng độ tá dược khác nhau, bên cạnh rất nhiều yếu tố khác trong quá trình sản xuất. Tá dược là thành phần chính của vaccine: chúng có khả năng điều chỉnh hiệu quả của vaccine, mức độ và thời lượng của phản ứng miễn dịch do vaccine tạo ra. Bất chấp tầm quan trọng của tá dược, một số nghiên cứu đã so sánh tác dụng của chúng trong cùng một thử nghiệm thực nghiệm hoặc ít nhất là trong cùng điều kiện. Một nghiên cứu gần đây so sánh tác dụng của sáu loại tá dược thương mại khác nhau đối với hiệu quả của vaccine vi khuẩn S. suis , cho thấy loại tá dược này có tác dụng tối quan trọng đối với phản ứng miễn dịch và bảo vệ heo con chống lại công cường độc S. suis . Nghiên cứu này cũng xác nhận những phát hiện trước đây về khả năng sinh miễn dịch hạn chế và/hoặc khả năng bảo vệ của vaccine vi khuẩn được bào chế bằng nhôm hydroxit, thường được gọi là phèn nhôm; trong khi việc sử dụng nhũ tương tá dược gốc dầu làm tá dược cho thấy nhiều hứa hẹn. Do đó, cần có nhiều nghiên cứu hơn về tác dụng của công thức vaccine.

3. Tiêm phòng cho heo nái – vấn đề nan giải về số lượng liều. Tiêm chủng cho nái có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ thụ động truyền từ mẹ sang thế hệ con. Tiêm phòng cho nái ít tốn chi phí và công sức hơn, do đó đây là một giải pháp thay thế tiết kiệm cho việc tiêm phòng cho heo con. Một nghiên cứu thực địa gần đây đã báo cáo rằng chương trình 3 liều ở hậu bị thay đàn là cần thiết để đạt được mức tăng đáng kể hàm lượng kháng thể (Corsaut và cộng sự, 2021); lần đầu tiên cung cấp một bằng chứng khoa học cho việc thực hiện một chương trình như vậy ở những hậu bị thay đàn từ nguồn bên ngoài đang được cách ly. Chương trình tiêm phòng này dẫn đến khả năng miễn dịch mẹ truyền cao hơn ở heo con khi so sánh với những hậu bị không được tiêm phòng. Trong một nghiên cứu thực địa khác (Corsaut và cộng sự, 2020), những con heo nái để thay đàn nội bộ đã được tiêm chương trình vaccine tự sinh 2 liều cũng cho thấy mức độ kháng thể tăng lên. Tuy nhiên, kháng thể từ mẹ truyền sang heo con mới đẻ và do đó khả năng bảo vệ lâm sàng của chúng tại khu cai sữa không được cải thiện. Những khác biệt này có thể được giải thích bởi nhiều yếu tố, bao gồm công thức vaccine, việc sử dụng 3 liều so với 2 liều và các nguồn thay đàn nội bộ so với bên ngoài, bên cạnh các yếu tố đặc thù khác của đàn. Bất chấp những khác biệt này, một đặc điểm chung được quan sát thấy giữa hai nghiên cứu thực địa là thời gian miễn dịch của heo mẹ giảm rất nhanh không phụ thuộc vào chương trình tiêm chủng. Sự suy giảm khả năng miễn dịch của heo mẹ xảy ra vào thời điểm heo con cai sữa dễ bị nhiễm S. suis . Do đó, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để cải thiện thời gian miễn dịch của heo mẹ để bảo vệ heo con trong suốt giai đoạn sau cai sữa.

Thế còn “liều tăng cường” thì sao? Đây là một thực tế phổ biến khác trong lĩnh vực này nhưng không có dữ liệu khoa học nào để ủng hộ chiến lược phòng ngừa này. Trong một trong những nghiên cứu đã nói ở trên (Corsaut và cộng sự, 2021), một liều vaccine “tăng cường” cho những con hậu bị được tiêm phòng ban đầu dẫn đến phản ứng thu hồi (“ghi nhớ”) về mức độ kháng thể ở các lứa đẻ tiếp theo. Tuy nhiên, tác dụng bảo hộ đối với thế hệ con cháu vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tương tự như vậy, hiệu quả của việc kết hợp làm vaccine tổng đàn với liều nhắc lại của vaccine tự sinh trước mỗi lần sinh sản vẫn chưa được nghiên cứu một cách khoa học.

4. Tiêm phòng cho heo con – quá nhỏ hoặc quá già: Theo những gì chúng tôi nghiên cứu được, chỉ có ba bài báo đã công bố đề cập đến hiệu quả của phương pháp phòng ngừa này trên thực địa. Trong một trại từ đẻ đến xuất chuồng, heo con được tiêm vaccine tự sinh khi cai sữa và tiêm nhắc lại 3 tuần sau cai sữa. Ảnh hưởng trực tiếp của việc tiêm phòng (tỉ lệ chết do S. suis) không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, tính toán tổng thể và hiệu quả tổng thể của vaccine (tỉ lệ chết ở cấp độ toàn đàn) cho thấy tác dụng bảo vệ tiềm ẩn bằng cách nào đó; nhưng trong bài báo này người ta xem xét đến tỉ lệ chết do bất kỳ nguyên nhân nào (Hopkins và cộng sự, 2019). Trong một nghiên cứu thực địa nơi heo con được tiêm vaccine lúc cai sữa và nhắc lại 10 ngày sau đó, tỉ lệ chết và tỉ lệ bệnh ở heo con dao động bất kể có điều trị (Torremorell và cộng sự, 1997); thông tin này xác nhận sự khó khăn trong việc đánh giá kết quả lâm sàng của vaccine và tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng. Cuối cùng, trong nghiên cứu thứ ba, heo con được tiêm vaccine tự sinh trong tuần đầu tiên và lúc ba tuần tuổi. Chương trình tiêm chủng này đã thất bại trong việc tạo ra phản ứng kháng thể và không quan sát thấy sự bảo vệ lâm sàng nào. Việc cơ thể heo con không phản ứng tự tạo kháng thể có thể là do sự can thiệp của nồng độ cao kháng thể mẹ truyền và/hoặc hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành của heo còn quá non. Do đó, cần có nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá khung tuổi hoàn hảo cho việc tiêm vaccine cho heo con nhằm tránh sự can thiệp của kháng thể mẹ truyền nhưng mang lại sự bảo vệ tại thời điểm khởi phát các dấu hiệu lâm sàng của S. suis.

Kết luận


Mặc dù đã có hàng thập kỷ nghiên cứu về vaccine S. suis, vaccine vi khuẩn tự sinh hầu như là chiến lược phòng ngừa duy nhất mà các nhà chăn nuôi heo có thể tiếp cận. Do đó, cần có nhiều nghiên cứu thực địa hơn để xác nhận một cách khoa học tác dụng bảo vệ của chúng và do đó, tác động chi phí-lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi heo. Ngoài ra, cần có nhiều nghiên cứu thử nghiệm (tại phòng thí nghiệm) hơn để cung cấp kiến thức khoa học nhằm cải thiện công cụ phòng ngừa quan trọng này và giúp giảm việc sử dụng thuốc kháng sinh.

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách