X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0
Đọc bài báo này bằng:

Từ nhà máy đến trang trại: Tác động của việc sản xuất thức ăn chăn nuôi

Chúng ta thường nói về những chi phí trong chăn nuôi heo, đặc biệt là chi phí thức ăn, nhưng ít nói về tác động mà nhà máy thức ăn chăn nuôi có thể gây ra đối với năng suất và lợi nhuận của trang trại.

Sản xuất thức ăn chăn nuôi không chỉ là việc trộn các chất dinh dưỡng thiết yếu, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn, phúc lợi của vật nuôi và con người, cũng như cam kết của nhà sản xuất về lợi nhuận. Tất cả những yếu tố này phải được tính đến khi sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Sau đây là một số quy trình thường ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả sản xuất, tiêu thụ thức ăn, sức khỏe vật nuôi và trên hết là lợi nhuận và kinh tế của trang trại:

Nghiền

Việc nghiền nguyên liệu hỗ trợ việc trộn đều, giảm khả năng phân tách hạt trong quá trình chuẩn bị thức ăn và cải thiện chất lượng ép viên. Nó tối ưu hóa việc sử dụng chất dinh dưỡng của động vật do bề mặt tiếp xúc lớn hơn với các enzym tiêu hóa.

Kích thước hạt có thể được đo bằng đường kính trung bình hình học (geometric mean diameter - GMD) và độ lệch chuẩn, có giá trị tối ưu tùy theo từng loại động vật. GMD quá thấp (hạt mịn) sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh loét dạ dày, giảm tiêu thụ thức ăn và do đó làm giảm hiệu quả sản xuất; trong trường hợp nghiêm trọng, nó thậm chí có thể gây chết cho động vật.

Khi kiểm tra máng ăn, người ta thường thấy thức ăn có các hạt cực kỳ thô và không đồng đều hoặc tìm thấy các mảnh hạt trong phân, chứng tỏ vật nuôi không thể tiêu hóa thức ăn đúng cách, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của trang trại. Hình 2 và 3 minh họa một ví dụ về sự khác biệt giữa biểu đồ hạt thức ăn còn sót lại trên lý thuyết trong khẩu phần heo choai so với thực tế từ một trang trại thương phẩm.

Hình 2: Biểu đồ hạt còn sót lại trên lý thuyết trong thức ăn của heo choai. 
Hình 2: Biểu đồ hạt còn sót lại trên lý thuyết trong thức ăn của heo choai. 
Hình 3: Biểu đồ hạt thức ăn còn sót lại trên thực tế của heo choai từ một trang trại thương phẩm, trong thức ăn này có % hạt sót lại cao hơn ở cỡ sàng lớn hơn, chứng tỏ khẩu phần chứa hạt thô hơn dự kiến đối với loại heo này. 
Hình 3: Biểu đồ hạt thức ăn còn sót lại trên thực tế của heo choai từ một trang trại thương phẩm, trong thức ăn này có % hạt sót lại cao hơn ở cỡ sàng lớn hơn, chứng tỏ khẩu phần chứa hạt thô hơn dự kiến đối với loại heo này. 

Bảng 1: Bảng khuyến nghị về đường kính trung bình hình học (GMD) tính bằng micromet theo từng loại heo.

Loại heo Đường kính trung bình hình học (GMD)
Heo con 400 μm - 500 μm
Heo choai/ xuất chuồng 500 μm - 650 μm
Nái sinh sản 500 μm - 600 μm

Nguồn: Neta, 2015; Zanotto, 1999; Penz, 1998

Liều lượng

Liều lượng chính xác của các thành phần là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, vì vậy cần phải biết và tuân theo các giới hạn sai lệch có thể chấp nhận được.

Nhìn chung ở các nhà máy thức ăn chăn nuôi, danh sách các nguyên liệu sẵn có rất ngắn và các nguyên nhân chính gây ngộ độc, chẳng hạn như khoáng vi lượng, đều được đưa vào các hỗn hợp trộn sẵn (premix) thương mại. Vì vậy, rủi ro chính liên quan đến việc thiếu liều lượng của một thành phần.

Một ví dụ khá phổ biến là thấy động vật có vấn đề về phát triển xương hoặc gãy xương, do lỗi thiết bị định lượng hoặc người vận hành quên thêm hỗn hợp vitamin và khoáng chất vào máy trộn; Ngoài ra, sai sót trong việc định lượng axit amin và thuốc có thể làm giảm hiệu quả sản xuất hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi.

Vấy nhiễm chéo

Có nhiều điểm quan trọng có thể dẫn đến vấy nhiễm chéo, chẳng hạn như vận chuyển nội bộ, silo, phễu cân, máy nghiền, máy trộn, máy ép viên, dụng cụ, con người, xe tải, động vật gây hại, v.v.

Một ví dụ điển hình là việc khẩu phần ăn có chứa thuốc cầu trùng ionophores bị vấy nhiễm kháng sinh pleuromutilin như tiamulin. Những ảnh hưởng đến động vật có thể là rất nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao.

Một điểm quan trọng khác là sự hiện diện của các loài gây hại như chim bồ câu và chuột, có thể làm vấy nhiễm thức ăn với lượng Salmonella cao, gây ra các vấn đề nghiêm trọng về đường ruột, chủ yếu ở heo con.

Bảng 2: Những phát hiện chính và nguyên nhân gây vấy nhiễm chéo trong các nhà máy thức ăn chăn nuôi.

Loại vấy nhiễm chéo Ví dụ thực tế Các nguyên nhân chính
Vật lý Sự hiện diện của vật ngoại lai trong thức ăn (nhựa, gỗ, v.v.).
  • Thiếu nam châm phân bố dọc dây chuyền sản xuất;
  • Thiếu lưới lọc ở vị trí chiến lược dọc theo dây chuyền sản xuất.
Sự hiện diện của hạt ngô trong bã đậu nành hoặc bất kỳ sự vấy nhiễm nào giữa các nguyên liệu thô.
  • Hư hỏng máy móc trong dây chuyền;
  • Lỗi do con người trong các tuyến phân bổ.
Hóa chất Sự hiện diện của dư lượng thuốc trên mức cho phép trong thức ăn không chứa thuốc;
Sự hiện diện của monensin ở thức ăn có chứa tiamulin trong công thức.
  • Phần sót lại trong máy trộn;
  • Phần sót lại trong silo;
  • Phần sót lại trong phương tiện vận chuyển;
  • Phần sót lại trong xe tải vận chuyển;
  • Quy trình làm sạch dây chuyền và xe tải không đầy đủ;
  • Hư hỏng máy móc trên dây chuyền;
  • Sai sót trong việc lập kế hoạch sản xuất.
Sự hiện diện của thức ăn có thành phần dinh dưỡng sai đối với từng loại heo;
Sự hiện diện của thuốc trong thức ăn không chứa thuốc.
  • Lỗi đưa nguyên liệu vào silo tương ứng;
  • Hư hỏng máy móc trên dây chuyền;
  • Không thể truy xuất nguồn gốc hoặc thiếu khả năng truy xuất nguồn gốc của thức ăn.
Vi sinh
Số lượng vi sinh vật vượt mức cho phép;

Các trường hợp lâm sàng bệnh salmonella ở heo con.

  • Sự hiện diện của vật nuôi trong nhà máy;
  • Sự hiện diện của loài gây hại trong nhà máy;
  • Ô nhiễm không khí và/hoặc nước;
  • Vấy nhiễm bởi nhân viên.

Bảo quản

Cách bảo quản nguyên liệu thô hoặc thức ăn chăn nuôi cũng như sự ngăn nắp và sạch sẽ của nhà kho có thể quyết định chất lượng cuối cùng của sản phẩm.

Dầu thực vật hoặc mỡ động vật thường được sử dụng trong công thức thức ăn chăn nuôi do hàm lượng năng lượng cao. Nếu bảo quản không đúng cách (tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao hoặc ánh sáng mặt trời, trong thùng chứa không phù hợp, bẩn và không sử dụng thường xuyên chất chống oxy hóa), quá trình peroxid hóa axit béo và mất hoạt tính của các vitamin tan trong chất béo sẽ xảy ra, dẫn đến giảm độ ngon miệng, vật nuôi từ chối ăn thức ăn và hiệu quả thấp.

Hình 4: Khuyến nghị về việc bảo quản dầu thực vật và mỡ động vật đúng cách. 
Hình 4: Khuyến nghị về việc bảo quản dầu thực vật và mỡ động vật đúng cách. 

Bảng 3. Các chất chống oxy hóa tổng hợp và tự nhiên chính được sử dụng trong bảo quản nguyên liệu thô, dầu và mỡ.

Tổng hợp

Butylated hydroxyanisole (BHA)

Butylated hydroxytoluene (BHT)
tert-Butylhydroquinone (TBHQ)
Propyl gallate (PG)
Tự nhiên
Tocopherols
Ascorbic acid

*Tham khảo luật pháp hiện hành ở nước bạn

Độc tố nấm mốc cũng có thể liên quan trực tiếp đến những thiếu sót trong quá trình bảo quản như thiếu sự luân phiên, có nhiều hạt bị hư hỏng, côn trùng, thiếu thông khí và nhiệt độ cao. Chúng gây ra nhiều vấn đề khác nhau, từ lượng ăn vào thấp hoặc từ chối ăn, đến các dấu hiệu lâm sàng và gây chết trong những trường hợp nghiêm trọng.

Bảng 4: Độc tố nấm mốc có nguy cơ cao nhất đối với sức khỏe động vật và con người.

Độc tố nấm mốc

Nấm sinh độc tố Nguyên liệu thô
Aflatoxin Aspergilus flavus, A. parasiticus. Ngô, đậu phộng, hạt có dầu và các loại ngũ cốc khác.
Fumonisins Fusarium verticilioides, F proliferatum, Alternaria alternata f. sp. Lucopersici. Ngô, các loại ngũ cốc khác.
Zearalenone Fusarium graminearum, F. culmorum, F.esquiseti. Ngô, lúa mạch, lúa mì, cao lương, gạo, lúa mạch đen, đậu nành.
Deoxinivalenol Fusarium graminearum, F.culmorum. Ngô, lúa mạch, lúa mạch đen, yến mạch, lúa mì.
T-2 mycotoxin Fusarium sporotrichioides, Myrothecium, Phomopsis, etc. Ngô, lúa mì, các loại ngũ cốc khác.
Ochratoxin Aspergillus ochraceous, A. carbonarius, Penicilium sp., Fusarium sp. Ngô, lúa mạch, cà phê, gạo, đậu, lúa mì.

Nguồn: Phỏng theo Embrapa, 2015..

Đây chỉ là một số yếu tố mà việc sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể gây ra tác động đối với trang trại; điều cần thiết là phải biết động lực của từng yếu tố để thiết lập các biện pháp kiểm soát hiệu quả và từ đó ngăn ngừa các tác động tiêu cực.

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận Tin tức ngành heo

Tin tức ngành heo tới email của bạn

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách

Bài báo liên quan

Hình 1. Năm chìa khóa để đạt được sự an toàn trong sản xuất thức ăn hỗn hợp.

Năm chìa khóa để đạt được sự an toàn trong sản xuất thức ăn hỗn hợp

Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm an toàn trong thức ăn chăn nuôi, tác động của nó đến ngành chăn nuôi heo và trách nhiệm của ngành sản xuất thức ăn hỗn hợp trong chuỗi thực phẩm. Bây giờ chúng ta sẽ tập trung vào cách áp dụng thực tế khái niệm này trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp.

Hình 2. Khuyến khích heo uống nước khi cai sữa cũng quan trọng như ăn cám. Nguồn nước chính trong phòng đẻ là sữa, vì vậy điều quan trọng là phải giúp heo con tìm và uống nước sạch càng sớm càng tốt.

Cai sữa không dùng kẽm oxit (2/3): Khuyến khích heo con ăn cám sau khi cai sữa

Lệnh cấm sử dụng kẽm oxit bắt đầu từ tháng 6 năm 2022 khiến ta cần phải xem xét và cải thiện nhiều khía cạnh của việc cai sữa, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của nó. Với Alberto García và Chretien Gielen, chúng tôi bàn đến các điểm quan trọng trong quản lý để cai sữa thành công mà không cần sử dụng kẽm oxit.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách