X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0
Đọc bài báo này bằng:

Tầm quan trọng của bệnh lý học trong chẩn đoán bệnh trên heo

Đánh giá mô bệnh học có thể cung cấp một nền tảng vững chắc để xác định nguyên nhân thực sự của một vấn đề lâm sàng.

Việc thiết lập chẩn đoán chính xác bệnh là điều bắt buộc để đối phó với một vấn đề lâm sàng ở bất kỳ loài động vật nào. Trong mọi ca bệnh, việc khám lâm sàng là nền tảng quan trọng cho các bước tiếp theo trong cách tiếp cận chẩn đoán.

Các đợt bùng phát dịch bệnh đột ngột đặt ra những thách thức lớn đối với cả người chăn nuôi và bác sĩ thú y, buộc họ phải xác định và giải quyết nguyên nhân của vấn đề để khôi phục tình trạng sức khỏe đàn. Trong những tình huống như vậy, bác sĩ thú y chuyên ngành heo đóng vai trò như một nhà thám tử điều tra, vì họ phải đánh giá nhiều yếu tố có thể góp phần gây ra bệnh trong một bối cảnh phức tạp, liên quan đến mọi khía cạnh như môi trường, dinh dưỡng, an toàn sinh học, dịch tễ, sự hiện diện của nhiều tác nhân gây bệnh và sự tương tác giữa người và heo.

Các bệnh ảnh hưởng trên quy mô toàn đàn thường có nguồn gốc từ các yếu tố truyền nhiễm hoặc do dinh dưỡng (ngộ độc hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng). Phương pháp chẩn đoán đầu tiên do bác sĩ thú y thực hiện luôn bao gồm việc kiểm tra tình trạng lâm sàng và tình hình dịch tễ kỹ lưỡng. Nếu kết quả lâm sàng cho thấy tỷ lệ chết cao hoặc heo bị ảnh hưởng nghiêm trọng, việc mổ khám một số con (chọn những con là đại diện cho tình trạng bệnh) có thể cung cấp vài manh mối về nguyên nhân gây bệnh, hoặc ít nhất giúp loại trừ được một số nguyên nhân nhất định.

Việc mổ khám cần được thực hiện theo trình tự một cách có hệ thống và đầy đủ.

Sự hiện diện của các bệnh tích thường không cung cấp nguyên nhân cụ thể trong hầu hết các ca bệnh, nhưng lại giúp định hướng hoặc thu hẹp danh sách chẩn đoán phân biệt

Ví dụ, các dạng viêm phổi đại thể có thể gợi ý một nhóm các nguyên nhân có khả năng gây ra bệnh, mặc dù trong nhiều trường hợp cần phải tiến hành thêm các xét nghiệm bổ sung (trong phòng thí nghiệm) để xác định rõ ràng.

Pm: Pasteurella multocida; Bb: Bordetella bronchiseptica; Mhyo: Mycoplasma hyopneumoniae.
*Mhyo thường tham gia vào bệnh viêm phế quản có mủ với vai trò là tác nhân khởi phát (ban đầu gây viêm phổi kẽ phế quản).
Pm: Pasteurella multocida; Bb: Bordetella bronchiseptica; Mhyo: Mycoplasma hyopneumoniae.
*Mhyo thường tham gia vào bệnh viêm phế quản có mủ với vai trò là tác nhân khởi phát (ban đầu gây viêm phổi kẽ phế quản).
Mhyo: Mycoplasma hyopneumoniae
Mhyo: Mycoplasma hyopneumoniae
PRRSV: virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo; PCV2: virus circo type 2; PRCV: virus corona đường hô hấp trên heo; PCV3: virus circo type 3.

PRCV, PCV3 và các loại virus khác như adenovirus, virus gây bệnh Aujeszky cùng một số virus khác thường gây viêm phổi kẽ dạng nhẹ.
PRRSV: virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo; PCV2: virus circo type 2; PRCV: virus corona đường hô hấp trên heo; PCV3: virus circo type 3. PRCV, PCV3 và các loại virus khác như adenovirus, virus gây bệnh Aujeszky cùng một số virus khác thường gây viêm phổi kẽ dạng nhẹ.
App: Actinobacillus pleuropneumoniae; As: Actinobacillus suis; Pm: Pasteurella multocida
App: Actinobacillus pleuropneumoniae; As: Actinobacillus suisPm: Pasteurella multocida

Phân tích trong phòng thí nghiệm: không phải thứ gì lấp lánh đều là vàng!

Các phương pháp phân tích khác nhau giúp xác định các tác nhân gây bệnh tiềm năng (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm) hoặc độc tố liên quan đến vấn đề lâm sàng. Hiện nay, các phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là các xét nghiệm sinh học phân tử như phản ứng chuỗi polymerase (PCR) và các biến thể của nó (định tính, định lượng, chuyên cho DNA hoặc RNA). Ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật này là độ nhạy cao (có thể phát hiện lượng rất nhỏ của bộ gen mầm bệnh hoặc gen mã hóa độc tố). Tuy nhiên, đây cũng chính là nhược điểm, vì việc phát hiện đơn thuần một tác nhân gây bệnh hoặc độc tố trong bối cảnh dịch bệnh lưu hành chưa đủ để thiết lập chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh một cách chắc chắn.

Các kỹ thuật xét nghiệm khác như phân lập vi khuẩn (bao gồm cả kháng sinh đồ) vô cùng hữu ích, vì giúp thiết lập chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị khả quan. Mặt khác, các kỹ thuật phát hiện kháng thể là công cụ đánh giá tình trạng bệnh tuyệt vời nhưng lại có khả năng chẩn đoán hạn chế vì sự hiện diện của các kháng thể phụ thuộc vào tình trạng heo tiêm vắc-xin và/hoặc nhiễm bệnh từ môi trường cũng như khả năng miễn dịch mẹ truyền.

Đánh giá mô bệnh học: công cụ gia tăng giá trị để củng cố quá trình chẩn đoán

Bên cạnh các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm tập trung vào việc xác định tác nhân gây bệnh hoặc độc tố, đánh giá mô bệnh học có thể cung cấp một nền tảng vững chắc để xác định nguyên nhân thực sự của vấn đề lâm sàng. Nói cách khác, việc phát hiện một tác nhân gây bệnh hoặc độc tố cụ thể phải phù hợp với các quan sát lâm sàng, dịch tễ và bệnh tích đại thể, và các phân tích mô bệnh học có thể hỗ trợ một cách chắc chắn để đảm bảo tính nhất quán này.

Một ví dụ điển hình về sự hữu ích của phương pháp đánh giá vi thể là trường hợp phát hiện virus bằng xét nghiệm PCR trong một vấn đề hô hấp, nhưng lại không thấy bệnh tích mô học điển hình do tác nhân này gây ra trên phổi (giả định rằng cá thể heo hoặc nhóm heo được chọn đại diện đúng cho bệnh lý quan sát). Trong tình huống như vậy, cần xem xét lại chẩn đoán nghi ngờ ban đầu và tiến hành điều tra sâu hơn.

Bác sĩ thú y chuyên ngành heo nên coi việc đánh giá mô bệnh học là một công cụ rất có giá trị, ít nhất quan trọng ngang với các kỹ thuật như PCR, phân lập vi khuẩn hoặc phát hiện kháng thể. Phân tích vi thể cung cấp chẩn đoán hình thái, giúp củng cố hoặc bác bỏ những gì đã được xác định thông qua lâm sàng, dịch tễ học hoặc các kết quả xét nghiệm khác, qua đó đóng góp vào việc xác định nguyên nhân và cơ chế gây bệnh của vấn đề lâm sàng. Thông tin tổng hợp này rất quan trọng, bởi nó đóng vai trò như một yếu tố dự báo hiệu quả của các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa đã được triển khai để đối phó với bệnh.

Việc thu thập mẫu để đánh giá mô bệnh học (và các xét nghiệm khác trong phòng thí nghiệm) khá dễ dàng nhưng đòi hỏi phải có kiến ​​thức nhất định về cơ chế sinh bệnh cũng như một số kỹ năng kỹ thuật:

  • Thu thập mẫu từ xác tươi: Mẫu cần được lấy từ các con heo mới chết hoặc vừa được trợ tử để đảm bảo chất lượng mẫu tốt nhất.
  • Cố định mô ngay lập tức: Các mô phải được cố định ngay bằng cách ngâm vào dung dịch formalin đệm 10% để bảo quản cấu trúc mô.
  • Không nên gửi mẫu được làm lạnh để phân tích mô bệnh học: Mẫu làm lạnh có thể tự phân hủy (autolysis) ở mức độ nhất định, làm giảm chất lượng phân tích.
  • Không sử dụng mẫu đông lạnh: Mẫu đông lạnh thường xuất hiện các hiện tượng giả, làm cản trở việc phân tích dưới kính hiển vi.
  • Kích thước mẫu mô nhỏ hoặc mỏng: Mẫu cần có kích thước tương đối nhỏ hoặc ít nhất là mỏng để đảm bảo dung dịch formalin thấm đều, giúp quá trình cố định hiệu quả hơn.
  • Lựa chọn vùng mô: Mẫu nên bao gồm cả phần mô bị tổn thương rõ ràng và một số phần mô được cho là bình thường để đối chiếu (Hình 1).
  • Xử lý mẫu ruột: Đối với mẫu ruột, quan trọng cần mở dọc đoạn ruột để đảm bảo formalin tiếp xúc trực tiếp với lớp niêm mạc ruột.
  • Xử lý mẫu não: Với các cơ quan lớn như não, nên ưu tiên cố định toàn bộ hoặc một nửa. Điều này giúp duy trì cấu trúc giải phẫu của não trong quá trình cố định, cho phép nhà bệnh lý học lựa chọn đúng phần mô để phân tích và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Hình 1: A. Lấy mẫu tổng thể từ phổi: Các mảnh mô được lấy cần bao gồm cả vùng bình thường và vùng bị tổn thương để đảm bảo khả năng so sánh và đánh giá toàn diện. B. Đối với các tổn thương khu trú: Khi có tổn thương cục bộ, cần lấy mẫu từ cả vùng bình thường và vùng bị tổn thương, thay vì chỉ tập trung vào khu vực bị tổn thương.
Hình 1: A. Lấy mẫu tổng thể từ phổi: Các mảnh mô được lấy cần bao gồm cả vùng bình thường và vùng bị tổn thương để đảm bảo khả năng so sánh và đánh giá toàn diện. B. Đối với các tổn thương khu trú: Khi có tổn thương cục bộ, cần lấy mẫu từ cả vùng bình thường và vùng bị tổn thương, thay vì chỉ tập trung vào khu vực bị tổn thương.

Điều đáng lưu ý, ngoài phân tích mô bệnh học thông thường (dựa trên phương pháp nhuộm hematoxylin và eosin, Hình 2), các xét nghiệm bệnh lý bổ sung khác có thể hỗ trợ hiệu quả trong việc xác định tác nhân gây bệnh.

Hình 2. Nhuộm hematoxylin và eosin trên phổi bình thường (A) và phổi có bệnh tích (B). Phổi ở hình B bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm màng phổi hoại tử có fibrin do Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra.
Hình 2. Nhuộm hematoxylin và eosin trên phổi bình thường (A) và phổi có bệnh tích (B). Phổi ở hình B bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm màng phổi hoại tử có fibrin do Actinobacillus pleuropneumoniae gây ra.

Các kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất bao gồm hóa mô miễn dịch (Immunohistochemistry - IHC) (Hình 3) và lai tại chỗ (In situ hybridization - ISH) (Hình 4), cho phép phát hiện tác nhân gây bệnh tại vị trí tác động của chúng, hỗ trợ xác nhận vai trò của tác nhân gây bệnh trong bối cảnh lâm sàng và bệnh lý. Bên cạnh đó, còn có các kỹ thuật nhuộm hóa mô khác (Histochemical stains), tuy không đủ để xác định nguyên nhân bệnh cụ thể, nhưng có thể gợi ý về nguyên nhân gây bệnh (ví dụ, nhuộm Groccot để phát hiện nấm trong mô hoặc nhuộm Gram để xác định vi khuẩn gram dương hoặc gram âm).

Hình 3. Kỹ thuật hóa mô miễn dịch để phát hiện virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRSV) (A) và virus cúm heo (B). Lưu ý rằng sự hiện diện của kháng nguyên virus được xác định qua các vết nhuộm màu nâu tại các vùng bị tổn thương.
Hình 3. Kỹ thuật hóa mô miễn dịch để phát hiện virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRSV) (A) và virus cúm heo (B). Lưu ý rằng sự hiện diện của kháng nguyên virus được xác định qua các vết nhuộm màu nâu tại các vùng bị tổn thương.
Hình 4. Lai tại chỗ để phát hiện virus circo type 2 (PCV-2) trong phổi heo bị viêm phổi kẽ.
Hình 4. Lai tại chỗ để phát hiện virus circo type 2 (PCV-2) trong phổi heo bị viêm phổi kẽ.

Tóm lại, đối với bác sĩ thú y chuyên ngành heo, ngoài việc thực hiện các nghiên cứu lâm sàng, dịch tễ học và đánh giá bệnh tích đại thể, còn có thể sử dụng nhiều phương pháp phân tích khác, trong đó đánh giá mô bệnh học có thể giữ vai trò quan trọng. Sự phối hợp hiệu quả giữa bác sĩ lâm sàng và nhà bệnh lý học giúp nâng cao khả năng chẩn đoán, từ đó giúp giải quyết các vấn đề lâm sàng nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách

Bài báo liên quan

Hướng dẫn mổ khám: Mổ khám heo con ở tư thế nằm nghiêng (II)

Trong phần thứ hai này, chúng ta sẽ bao quát bước tách lưỡi, khí quản, phổi và tim ra trong cùng một khối. Chúng ta sẽ lấy các cơ quan trong khoang bụng ra, cả hệ tiêu hóa lẫn đường sinh dục - tiết niệu. Đối với phần đầu, chúng ta sẽ mở các xương xoăn mũi, não và tiểu não.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách