X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0
Đọc bài báo này bằng:

Tiếp nhận, lấy mẫu và bảo quản nguyên liệu thô

Những sai lầm cần tránh khi tiếp nhận, lấy mẫu và bảo quản nguyên liệu thô trong nhà máy thức ăn chăn nuôi heo.

Những sai sót ở giai đoạn này có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho nhà sản xuất, vì vậy chúng phải luôn được đưa vào các điểm kiểm soát quan trọng đối với các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Tiếp nhận

Quá trình tiếp nhận nguyên liệu thô bắt đầu với các yêu cầu về chất lượng và thông số kỹ thuật, một tài liệu liệt kê các đặc tính kỳ vọng của sản phẩm - từ cảm quan đến lý hóa. Những thông số này giúp thiết lập các thỏa thuận với các nhà cung cấp về các đặc điểm của nguyên liệu thô cần mua, giá cả, chiết khấu trong trường hợp không đạt yêu cầu, v.v. Tại thời điểm tiếp nhận, nó sẽ đóng vai trò là bản đồ chỉ dẫn cho biết các điểm kiểm soát cần được tính đến.

Lần tiếp xúc đầu tiên của trang trại hoặc nhà máy thức ăn chăn nuôi với nguyên liệu thô đầu vào là cực kỳ quan trọng; đó là khi chúng ta bắt đầu xác minh chất lượng của nguyên liệu và dựa vào đó, xác định công dụng và hình thành chiến lược theo từng loại động vật.

Bảng 1. Chỉ tiêu chất lượng: Dầu đậu nành đã khử gum

Thông số cảm quan
Thông số Tiêu chuẩn Tần suất phân tích
Màu Vàng 38.0 đỏ 4.2 (vàng cam) đơn vị Lovibond Mỗi lần tiếp nhận
Mùi Dễ chịu, không có mùi mốc Mỗi lần tiếp nhận
Trạng thái Trạng thái đặc trưng Mỗi lần tiếp nhận
Thông số lý - hóa
Thông số Tối thiểu Tối đa Tần suất phân tích
Độ axit (%) - 0.50 Mỗi lần tiếp nhận
Độ ẩm (%) - 0.15 Mỗi lần tiếp nhận
Giá trị Peroxide (meq/kg) 0.00 0.00 Mỗi lần tiếp nhận
Cặn - 0.10 Mỗi lần tiếp nhận

Lấy mẫu

Việc lấy mẫu nguyên liệu thô phải được thực hiện trong quá trình nhập nguyên liệu. Đây là mắt xích đầu tiên trong chuỗi quy trình kiểm soát chất lượng. Nếu thực hiện không đúng cách thì kết quả xét nghiệm sẽ không đáng tin cậy, cũng như không đưa ra được quyết định đúng đắn, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người sản xuất.

Mục tiêu của việc lấy mẫu là mẫu phải đại diện cho toàn bộ nguyên liệu trong một phần nhỏ. Để đạt được điều này, điều cần thiết là phải có một quy trình lấy mẫu và tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Quy trình nên thiết lập cách lấy mẫu, ai chịu trách nhiệm và tần suất.

Đối với phương pháp lấy mẫu trên xe tải chở hàng xá, cần phải có ống lấy mẫu dài và đưa ống vào các điểm khác nhau của bồn chứa hàng (Hình 1) và đổ từng mẫu thu được ở từng điểm lên bàn để hình dung các phần nguyên liệu khác nhau của toàn bộ mẫu. Cuối cùng, gộp mẫu của từng điểm lại, chia mẫu thành một phần tư (xem Hình 5) và gửi mẫu cuối cùng đến phòng thí nghiệm để tiến hành các phân tích tương ứng.

Hình 1: Sơ đồ các điểm lấy mẫu bằng ống lấy mẫu trên xe tải chở hàng xá.
Hình 1: Sơ đồ các điểm lấy mẫu bằng ống lấy mẫu trên xe tải chở hàng xá.

Trong trường hợp nguyên liệu được chứa trong phễu silo, để có thể lấy được mẫu đại diện, nên khuấy lại nguyên liệu và từ những nắp mở để lấy mẫu, thu thập các phần nhỏ của nguyên liệu trong suốt thời gian khuấy lại.

Đối với nguyên liệu thô đựng trong bao hoặc túi lớn, thông thường nên lấy mẫu ngẫu nhiên 10% tổng số túi, gộp mẫu từ mỗi bao, chia thành bốn phần và gửi đến phòng thí nghiệm (Hình 2 đến Hình 5).

Hình 2: Sơ đồ các điểm lấy mẫu trong túi lớn với ống lấy mẫu dài.
Hình 2: Sơ đồ các điểm lấy mẫu trong túi lớn với ống lấy mẫu dài.
Hình 3. Sơ đồ lấy mẫu từ bao bằng ống lấy mẫu ngắn.
Hình 3. Sơ đồ lấy mẫu từ bao bằng ống lấy mẫu ngắn.

Đối với lấy mẫu dầu thực vật, nếu dầu được vận chuyển bằng xe tải bồn thì phải lấy một lượng nhỏ trong suốt thời gian xuống hàng. Nếu dầu chứa trong thùng, lấy mẫu ngẫu nhiên ở 10% trong tổng số thùng.

Tóm lại, điều quan trọng nhất khi lấy mẫu nguyên liệu thô là luôn ghi nhớ mẫu phải đại diện cho toàn bộ nguyên liệu trong một phần nhỏ và sử dụng khả năng phán đoán của bạn để đạt được điều này trong từng trường hợp cụ thể.

Hình 4: Các bước chia một phần tư mẫu.
Hình 4: Các bước chia một phần tư mẫu.
Hình 5. Sơ đồ chia mẫu làm tư.
Hình 5. Sơ đồ chia mẫu làm tư.

Bảo quản

Trong giai đoạn bảo quản, mục tiêu là duy trì chất lượng của nguyên liệu thô khi đến nhà máy. Sự suy giảm chất lượng do sai sót tại thời điểm này có thể gây ra tổn thất kinh tế trực tiếp do buộc tiêu hủy hoặc tổn thất gián tiếp do năng suất sản xuất của động vật tiêu thụ giảm sút.

Thông thường, ngũ cốc được lưu trữ trong các silo. Trong cách bảo quản này, điều quan trọng là phải chú ý đến việc làm sạch ngũ cốc trước đó, vì tạp chất hữu cơ có thể đẩy nhanh quá trình hư hỏng hoặc chứa hạt gây độc cho heo (ví dụ Datura ferox), bên cạnh việc tích tụ bụi bên trong silo, làm tăng nguy cơ cháy nổ và côn trùng phá hoại. Tạp nhiễm vật ngoại lai như các mảnh kim loại, đá, v.v. có thể làm hỏng đường dây phân phối, silo và hệ thống máy. Ngoài ra, việc kiểm soát độ ẩm của hạt khi đưa vào silo là rất quan trọng, vì độ ẩm càng cao thì nguyên liệu càng nhanh hỏng.

Một điểm cần lưu ý nữa là đặc điểm của silo được sử dụng. Để bảo quản lâu hơn 30 ngày, điều quan trọng là phải có hệ thống khuấy đảo và thông gió cũng như kiểm soát nhiệt độ bên trong. Một điều cần thiết nữa là thiết kế của silo cho phép làm sạch thích hợp và tích tụ bụi ở mức tối thiểu. Ngoài ra, điều chính yếu không thể bỏ qua là việc bảo trì phù hợp để tránh rò rỉ, cũng như phải có thiết bị được điều chỉnh tốt để tránh thất thoát.

Sản phẩm đựng trong bao hoặc túi lớn phải có khu vực bảo quản riêng, có sàn, trần, tường trong tình trạng tốt, thông gió tốt, tránh ánh sáng và không bị ẩm. Các bao phải luôn đặt trên các pallet, cách tường tối thiểu 20 cm để tránh ẩm ướt và côn trùng.

Đối với cả bảo quản hàng xá (silo) và bảo quản hàng đóng gói (kho hàng), điều quan trọng là phải có chương trình vệ sinh và khử trùng không gian lưu trữ cũng như kiểm soát toàn diện các loài gây hại (côn trùng, động vật gặm nhấm, chim) có thể là vật trung gian truyền bệnh, đẩy nhanh quá trình hư hỏng và giảm chất lượng của nguyên liệu thô.

Ở giai đoạn này, cần phải hiểu và chú ý tuân thủ FIFO (First In First Out), tức là hàng nào vào kho trước thì phải tiêu thụ trước, từ đó tránh được việc lưu trữ sản phẩm đã hết hạn sử dụng. Do đó, cần phải giữ nhà kho gọn gàng, sạch sẽ, đồng thời nhận diện và ghi chép chính xác tất cả nguyên liệu thô đến nhà máy (Hình 6).

Hình 6. Các điểm quan trọng của việc bảo quản nguyên liệu thô.
Hình 6. Các điểm quan trọng của việc bảo quản nguyên liệu thô.

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách

Bài báo liên quan

Hình 1. Năm chìa khóa để đạt được sự an toàn trong sản xuất thức ăn hỗn hợp.

Năm chìa khóa để đạt được sự an toàn trong sản xuất thức ăn hỗn hợp

Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm an toàn trong thức ăn chăn nuôi, tác động của nó đến ngành chăn nuôi heo và trách nhiệm của ngành sản xuất thức ăn hỗn hợp trong chuỗi thực phẩm. Bây giờ chúng ta sẽ tập trung vào cách áp dụng thực tế khái niệm này trong quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách