X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
1
Đọc bài báo này bằng:

Táo bón ở heo nái - Kẻ thù tiềm ẩn

1 bình luận

Việc không ngừng tìm kiếm giải pháp cho các thách thức trong quản lý, sức khỏe, sinh sản, dinh dưỡng, và chế độ ăn, cũng như sự tương tác giữa các yếu tố này, nên được xem như một nguyên tắc kỹ thuật cốt lõi để tối ưu hóa tiềm năng di truyền của trang trại.

Dinh dưỡng và chế độ ăn có thể vừa góp phần giải quyết, vừa làm trầm trọng thêm vấn đề táo bón. Điều quan trọng cần lưu ý là vấn đề này có thể tương tác cộng hưởng với các lĩnh vực khác, chẳng hạn như công tác quản lý.

Nguyên nhân và yếu tố gây táo bón

Táo bón là một trong những thách thức lớn đối với heo nái cao sản ngày nay. Tình trạng này được đặc trưng việc khó đi tiêu hoặc tần suất đi tiêu thấp, dẫn đến phân khô và cứng. Các nguyên nhân chính gây ra vấn đề này được trình bày chi tiết trong Hình 1.

Chế độ ăn:
  • Lượng thức ăn mà heo nái nhận được có thể ảnh hưởng đến chất lượng phân.
  • Thiếu chất xơ trong chế độ ăn có thể là một yếu tố gây táo bón.
  • Chuyển đổi đột ngột từ khẩu phần ăn trong giai đoạn mang thai sang khẩu phần ăn trong giai đoạn nuôi con.
  • Sự thay đổi về lượng thức ăn được cung cấp trong các giai đoạn này.

Nước:

  • Lượng nước uống hạn chế do chất lượng nước kém hoặc thiếu nguồn cung cấp nước có thể dẫn đến phân khô hơn và khó đi tiêu hơn. Hiện tượng này đặc biệt phổ biến ở heo hậu bị lần đầu tiên được chuyển đến chuồng mới, chẳng hạn như chuồng đẻ.
Vận động:
  • Heo nái mang thai được nuôi trong lồng ép hạn chế vận động có thể bị táo bón nhiều hơn.
  • Heo nái đẻ chuyển từ hệ thống nuôi theo nhóm trong giai đoạn mang thai sang lồng riêng trong chuồng đẻ cũng có nguy cơ bị táo bón cao hơn.
Hormones:
Stress có thể gây ra những thay đổi về hormone ảnh hưởng đến nhu động ruột, bao gồm:
  • Thay đổi chuồng nuôi
  • Thay đổi chế độ ăn
  • Mất nước
  • Giai đoạn phát triển của thai kỳ
  • Sử dụng thuốc tiêm trong thời gian gần sinh

Xác định tỷ lệ táo bón

Nếu chúng ta muốn đánh giá tình trạng hiện tại của trang trại và xác định tỷ lệ táo bón thì điều cần thiết là phương pháp áp dụng phải có tính lặp lại, đơn giản và có thể áp dụng thực tiễn tại các trang trại thương phẩm.

Một số phương pháp có thể được sử dụng được liệt kê dưới đây:

Phương pháp chấm điểm từ 0 đến 5
Là một kỹ thuật mang tính chủ quan

0: không có phân

1: Phân khô và dạng viên

2: khô đến bình thường

3: bình thường đến mềm, nhưng vẫn đặc và có hình dạng rõ ràng

4: bình thường đến ướt, vẫn có hình dạng nhưng không còn đặc

5: rất ướt, biến dạng và lỏng
Phân tích hàm lượng tro trong phân, %
Là một kỹ thuật phức tạp
Cung cấp một chất trơ và không tiêu hóa được (như aluminosilicat) cho heo nái, đồng thời thu thập mẫu phân hai lần mỗi ngày. Thực hiện phân tích hàm lượng tro bằng cách nung trong lò đốt phòng thí nghiệm nhằm kiểm tra sự gia tăng hàm lượng tro trong phân.
Thời gian từ khi sinh đẻ đến khi đi tiêu lần đầu tiên
Là một kỹ thuật khách quan đơn giản
Chuồng đẻ phải sạch sẽ, quan sát không có phân. Ghi lại ngày/giờ quan sát thấy phân lần đầu tiên.

Phương pháp được áp dụng trong các thử nghiệm nghiên cứu ứng dụng được thực hiện tại các trang trại thương phẩm là kỹ thuật thứ ba. Kỹ thuật này cho phép xác định một giá trị khách quan, tức là số giờ heo nái đi tiêu sau khi đẻ, nhằm phục vụ phân tích toán học sau đó.

Hình 1 minh họa các mức độ đặc khác nhau của phân liên quan đến số ngày trôi qua từ khi đẻ cho đến khi heo nái bắt đầu đi tiêu. Có thể thấy rằng thời gian heo nái chậm đi tiêu càng lâu thì phân càng cứng và đặc hơn.

Hình 1. Hình ảnh phân của heo nái bị táo bón.
Hình 1. Hình ảnh phân của heo nái bị táo bón.

Các thử nghiệm tại nhiều trang trại ở một số quốc gia thuộc Mỹ Latinh và Châu Âu đã tạo ra một cơ sở dữ liệu lớn cho thấy vấn đề táo bón phổ biến hơn nhiều so với nhận định thông thường.

Dưới đây là tóm tắt 10 ảnh hưởng đáng chú ý nhất được quan sát tại các trang trại được đánh giá trong hai năm qua.

1 Thời gian từ khi đẻ đến lần đi tiêu đầu tiên
Heo nái mất trung bình 76 giờ để đi tiêu lần đầu tiên sau khi đẻ.
2 Tỷ lệ táo bón
70% heo nái mất hơn 48 giờ để tiêu sau khi đẻ.
3 Tỷ lệ táo bón ở heo hậu bị
80% heo hậu bị mất hơn 48 giờ để đi tiêu sau khi đẻ.
4 Thời gian đẻ
Heo nái bị táo bón có thời gian đẻ kéo dài hơn.
5 Nhiệt độ trực tràng
Nhiệt độ trực tràng của heo nái bị táo bón tăng cao hơn bình thường.
6 Tổng tỷ lệ mất con khi sinh (TL%)
TL% khi đẻ (thai chết lưu và thai khô) tăng hơn 30%.
7 Chất lượng sữa non (theo chỉ số Brix %)
Chất lượng sữa non giảm, với mức giảm 7% theo chỉ số Brix (phép đo gián tiếp lượng IgG).
8 Lượng thức ăn tiêu thụ (FI)
Heo nái bị táo bón tiêu thụ ít hơn 10% lượng thức ăn trong thời kỳ nuôi con.
9 Thể trạng
Do lượng thức tiêu thụ giảm, thể trạng suy giảm rõ rệt.
10 Sa cơ quan vùng chậu (POP) – Hội chứng MMA
Táo bón làm tăng nguy cơ sa cơ quan vùng chậu cũng như phù nề tuyến vú và viêm vú.

Các công cụ can thiệp để giảm thiểu thách thức này

  • Ghi chép và theo dõi dữ liệu: Lưu duy trì hồ sơ chi tiết về sức khỏe và hành vi của heo nái cũng như các thông số liên quan đến việc cho ăn, cung cấp nước và quản lý có thể cung cấp thông tin có giá trị để xác định xu hướng và chủ động điều chỉnh các chiến lược phòng ngừa táo bón.
  • Chuyển heo nái sang phòng đẻ: Quá trình này cần được thực hiện một cách bình tĩnh và trơn tru để giảm thiểu căng thẳng, tránh ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa.
  • Tối ưu hóa chất lượng nước uống: Ở nhiều trang trại, hệ thống cung cấp nước trong giai đoạn mang thai khác với hệ thống được sử dụng trong chuồng đẻ, dẫn đến tình trạng giảm lượng nước uống trong vài ngày đầu sau khi chuyển nái đến phòng đẻ. Điều quan trọng là phải đảm bảo lưu lượng nước đủ vào thời điểm tất cả heo nái đang ăn đồng thời đảm bảo chất lượng nước được cung cấp.
  • Thói quen cho ăn: Đảm bảo heo nái được cho ăn thường xuyên và đều đặn, tránh các khoảng thời gian nhịn đói kéo dài là yếu tố quan trọng giúp cải thiện chức năng tiêu hóa của chúng.
  • Chế độ ăn trong giai đoạn gần sinh: Thiết kế chế độ ăn tùy chỉnh trong giai đoạn này là yếu tố then chốt. Phương pháp này bao gồm sự kết hợp cẩn thận các thành phần nguyên liệu cũng như các phụ gia dinh dưỡng và khôngphi dinh dưỡng nhằm giải quyết các thách thức cụ thể mà mỗi trang trại gặp phải.
  • Sử dụng chất xơ: Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa táo bón ở heo bằng cách thúc đẩy nhu động ruột, giữ nước và hỗ trợ hình thành phân thích hợp. Mặc dù đã có những tiến bộ trong việc hiểu rõ lợi ích của chất xơ, nhưng vẫn còn nhiều thách thức trong việc tối ưu hóa liều lượng và cách sử dụng phù hợp với từng giai đoạn. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của các nghiên cứu sâu hơn để cải thiện việc ứng dụng và tối đa hóa tác động tích cực của chất xơ đối với sức khỏe và tính toàn vẹn của hệ tiêu hóa ở heo.
  • Sử dụng probiotic: Việc sử dụng nấm men hoạt tính như một loại probiotic đã chứng minh tác động tích cực trong việc giảm táo bón ở heo nái. Những loại nấm men này giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tiêu hóa và nhu động đường tiêu hóa.
  • Sử dụng magnesium sulfate: Tác dụng nhuận tràng của magnesium sulfate dựa trên khả năng giữ nước trong ruột, làm mềm phân và hỗ trợ quá trình đào thải phân. Liều lượng và tần suất sử dụng cần được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng trang trại. Đây là một công cụ hiệu quả và tiết kiệm, dễ dàng áp dụng tại các trang trại thương phẩm.

Đây là những giải pháp chính đã được áp dụng thành công tại các trang trại chăn nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, giống như trong bất kỳ khía cạnh nào của sản xuất, không có giải pháp “vạn năng”. Vì vậy, khuyến nghị mỗi trang trại nên tự kiểm chứng các công cụ này bằng cách xây dựng các thử nghiệm nghiên cứu ứng dụng, sử dụng thiết kế thí nghiệm phù hợp với điều kiện thực tế.

Cách tiếp cận này sẽ giúp nâng cao độ chính xác trong việc lựa chọn và kết hợp các chiến lược, từ đó góp phần cải thiện phúc lợi động vật, năng suất và cuối cùng là lợi nhuận của các trang trại chăn nuôi heo.

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
20-Th1-2025 nicole-moore1
[2](https://www.google.com/)
https://www.google.com/ [3]
[Текст посилання](https://www.google.com/ "4")
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận Tin tức ngành heo

Tin tức ngành heo tới email của bạn

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách