X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
1
1
Đọc bài báo này bằng:

Tác động của con người đến hiệu quả sản xuất heo con

1 bình luận

Tôi có nhiều ví dụ tuyệt vời minh chứng cho việc kết quả năng suất của một trại là thành quả của một người luôn nỗ lực vươn lên. Những người giỏi nhất sẽ thực hiện khoa học mà chúng ta dạy cho họ, tuy nhiên, công việc hàng ngày và những quan sát của họ sẽ đưa nó lên một cấp độ cao hơn.

Heo con trên nái trên năm chắc chắn là một trong những yếu tố kinh tế quan trọng nhất cần đạt được ở một trại, cũng như một trong những yếu tố chính của nó - heo cai sữa trên mỗi nái.

Trong suốt quá trình làm việc của mình, tôi đã có cơ hội quản lý các trại nái khác nhau, nơi có sự khác biệt rất lớn về số heo cai sữa trên mỗi nái và tỷ lệ chết trước cai sữa mặc dù dòng di truyền, thức ăn và cơ sở hạ tầng là như nhau hoặc cực kỳ giống nhau, chứng tỏ rằng một số người nuôi heo tốt hơn những người khác (đồ thị 1).

Biểu đồ 1. Tỷ lệ chết trước cai sữa của các trại khác nhau trong một hệ thống sản xuất -2019

Biểu đồ 1. Tỷ lệ chết trước cai sữa của các trại khác nhau trong một hệ thống sản xuất -2019

Cứu heo con là một nghệ thuật. Bạn càng trau chuốt nó, thông qua kĩ năng quan sát, khắc phục lỗi sai và các kỹ thuật mới, bạn càng tiến gần đến sự hoàn hảo. Một số là nghệ sĩ thực thụ, những người khác cần phải cố gắng nhiều hơn.

Cá nhân tôi học được cách quản lý heo con từ các chuyên gia trên thế giới, nhưng kiến thức của tôi cũng được trau dồi từ các nhân viên của trại. Những người giỏi nhất sẽ thực hành các kiến thức khoa học mà chúng tôi đã dạy cho họ, tuy nhiên, công việc hàng ngày và những quan sát của họ sẽ đưa nó lên một tầm cao hơn. Bài viết này sẽ chỉ ra bốn trường hợp người nhân viên đã tạo ra sự khác biệt về kết quả.

Trường hợp 1: Kích thích đẻ

Nhiều năm trước, sau chuyến thăm của các chuyên gia, tôi đã đề nghị với một số người quản lý trại ngừng kích thích đẻ. Quy trình rất đơn giản: để nái đẻ đúng ngày dự sinh, không sử dụng hormone ngoại trừ khi có các vấn đề lớn và hãy can thiệp thật ít (móc heo). Tôi gọi đó là "Đẻ tự nhiên", nghĩa là để nái thực hiện thiên chức và hành vi tự nhiên của nó. Rất ít người quản lý trại đã mạo hiểm để thử nó, chỉ những người thích mạo hiểm và mong muốn tiến bộ hơn mới làm. Kết quả thật đáng kinh ngạc.

Dưới đây là những nhận xét đầu tiên từ những người quản lý đã thử nó:

  • Đẻ suôn sẻ mà không cần móc
  • Nái mau ăn hơn sau khi đẻ
  • Ít sử dụng kháng sinh và kháng viêm hơn
  • Nái ra sạch nhau thai hơn
  • Ít cắn nhau
  • Ít đè heo con
  • Nái bình tĩnh hơn
  • Heo con khỏe mạnh bú sữa non nhanh hơn sau khi sinh
  • Nái tiết sữa tốt hơn

Tóm lại, tổng quan về nó được mô tả là "ít việc hơn và kết quả tốt hơn". Với sự trợ giúp của công nghệ, không mất nhiều thời gian trước khi thông tin lan truyền khắp các trại và các nhà quản lý khác bắt đầu thực hiện phương pháp mới này. Sau đó, chúng tôi nhận ra rằng thời gian mang thai dài hơn nhiều so với trước đây, nó thay đổi theo thời gian và giữa các phép lai di truyền khác nhau. Sự thay đổi về thời gian đẻ này cho thấy rõ ràng là nái bị kích thích quá sớm, điều này làm xáo trộn mô hình nội tiết tố tự nhiên của chúng và mang lại hậu quả.

Đồng thời, việc bấm răng đã được chấm dứt hoàn toàn ngay từ khi mới sinh cũng như bất kỳ biện pháp can thiệp (tới răng) nào khác. Ý tưởng đằng sau đó là kích hoạt bản năng sinh tồn của heo con, dẫn đến việc chúng tự uống sữa non.

Mười năm sau, phương pháp "Đẻ tự nhiên" vẫn được sử dụng và kết quả tốt hơn bao giờ hết với mức độ căng thẳng tối thiểu cho nái và heo con của chúng.

Trường hợp 2: Ghép heo nuôi hộ và PRRS

Vào đầu những năm 90, ghép heo nuôi hộ là một kỹ thuật rất phổ biến. Có đến 75% heo con được chuyển giữa các nái, được phân loại theo khối lượng. Mỗi lứa heo con phải có cùng kích thước, trộn nhiều lứa với nhau.

Vị trí của virus PCV2 và PRRS đã thay đổi bộ mặt chăn nuôi heo. Hai nhà nghiên cứu vĩ đại đã truyền cảm hứng cho tôi trong việc nghiên cứu giảm tỷ lệ chết và tác động của PRRS. Bắt đầu từ ý tưởng chính về các quy tắc của Madec và quy trình McREBEL, "chỉ cho ghép heo con trong vòng 24 giờ đầu sau sinh", tôi đã mở rộng các quy tắc thành: để lại tối đa heo con cho mẹ của chúng, chỉ ghép giữa 2 ổ, heo con từ nái lứa 1 ghép sang một nái lứa 1 khác và chỉ chuyển heo con sau khi đã bú sữa non; không có nái nuôi hộ, không có heo con nhẹ cân và heo ốm yếu bị hy sinh. Tôi gọi nó là "kỹ thuật nuôi ghép tối thiểu".

Một lần nữa, những nhà sản xuất bảo thủ ban đầu hầu như không áp dụng kỹ thuật này, nhưng những nhà sản xuất tiến bộ hơn đã áp dụng nó ngay lập tức. Kết quả thật tuyệt vời. Đột nhiên, họ nhận ra rằng khi bạn để heo con cho mẹ chúng nuôi, ngay cả trong tình trạng sức khỏe khó khăn và khác biệt về trọng lượng trong ổ, số lượng heo con cai sữa tăng lên cũng như chất lượng và kích thước của chúng.

Một bằng chứng khác về "ít việc hơn và kết quả tốt hơn", chỉ bằng cách tin vào tiềm năng của nái để cứu tất cả heo con của nó bất kể số lượng bao nhiêu.

Kỹ thuật này vẫn được sử dụng rộng rãi trong các trại và giúp giảm tác động của nhiều bệnh do vi khuẩn và virus gây ra.

Trường hợp 3: Năng lực của nhân viên và tỉ lệ chết trước cai sữa

Một vài năm trước, tôi được giao nhiệm vụ thuê một cố vấn kỹ thuật mới. Công việc bao gồm giám sát bảy trại nái, vì vậy chọn đúng người là rất quan trọng. Từ mười đơn ứng tuyển, một người thực sự lọt vào mắt tôi, một người trưởng trại trẻ tuổi của một trại 1500 nái . Quá trình phỏng vấn không có gì quá đặc biệt, nhưng điều khiến tôi thực sự ấn tượng là kết quả năng suất trại của cô ấy. Năm này qua năm khác, cô luôn là một trong những người quản lý có tỷ lệ chết trước cai sữa thấp nhất. Tâm huyết đối với công việc cũng như kết quả của cô ấy thực sự là điều khiến tôi chọn cô ấy. Tuy nhiên, một thông tin thú vị là ngay sau khi cô ấy rời đi, tỷ lệ chết trước cai sữa trong trại của cô ấy đã tăng 2,5% (biểu đồ 2).

Biểu đồ 2. Ảnh hưởng của người quản lý khu đẻ đối với tỷ lệ chết trước cai sữa

Biểu đồ 2. Ảnh hưởng của người quản lý khu đẻ đối với tỷ lệ chết trước cai sữa

Nhìn thấy điều này, tôi rất tò mò muốn biết đâu là phẩm chất giúp phân biệt những người quản lý trại giỏi nhất với những người còn lại . Một số đặc điểm liên tục lặp lại: họ chú ý đến chi tiết, có kỹ năng quan sát và phán đoán tốt, bình tĩnh, có tổ chức, chuyên môn tốt, luôn cảnh giác, ưu tiên cho điều quan trọng nhất trước và cuối cùng, nhanh chóng can thiệp khi có vấn đề. Như đã đề cập trước đó, người chăn nuôi nào cai sữa số lượng lớn heo con chất lượng cao thì họ giống như những ảo thuật gia, họ tận dụng tối đa nguồn tài nguyên ban đầu của mình.

Trường hợp 4: Trọng lượng cai sữa và tuổi cai sữa

Tuổi cai sữa và trọng lượng cai sữa thay đổi rất nhiều qua các năm, từ 21 đến 14-15 ngày với trường hợp cai sữa sớm và trở lại 18-19 ngày vào đầu những năm 2000.

Vào giữa những năm 2000, các nghiên cứu rất kì công từ Đại học Bang Kansas và nguồn cảm hứng từ phong trào châu Âu vì phúc lợi động vật cho rằng độ tuổi cai sữa tốt nhất để có lợi nhuận tốt hơn là 21 ngày trở lên.

Là một phần của hệ thống tích hợp ở Canada, người ta quyết định sửa sang lại chuồng trại và cai sữa trở lại tối thiểu là 21 ngày. Mục tiêu mới được đặt ra: cai sữa 21 ngày trở lên và cân nặng tối thiểu là 6,2 kg. Hầu hết các nhà sản xuất đã đạt được những mục tiêu này và một số tham vọng hơn đã vượt qua nó.

Tuy nhiên, một nhân viên đã tự hào về việc đẩy kết quả đến đỉnh cao mới. Với số lượng chuồng đẻ trên mỗi nái giống nhau, cô ấy cai sữa tuần này qua tuần khác cho heo con 25 ngày và 8 kg trong khi mức trung bình của tất cả các trại khác là khoảng 21 ngày và 6,5 kg (biểu đồ 3). Một báo cáo hàng tuần về tất cả trọng lượng cai sữa từ tất cả các trại khác nhau đã được công bố để các đội nhóm có thể so sánh với nhau.

Biểu đồ 3. Trọng lượng cai sữa của các trại khác nhau của một hệ thống sản xuất - 2018

Biểu đồ 3. Trọng lượng cai sữa của các trại khác nhau của một hệ thống sản xuất - 2018

Nhân viên đó luôn đứng đầu danh sách. Tôi càng quý trọng cô ấy, thì kết quả của cô ấy càng tốt, cho ra đời những con heo con chất lượng cao. Cô ấy là kiểu người chăn nuôi hiểu quá trình tiết sữa, dinh dưỡng của nái và quản lý heo con nên cô ấy thực sự đạt được tiêu chuẩn vàng.

Kết luận

Cuối cùng, trong suốt sự nghiệp của mình, tôi đã có nhiều ví dụ tuyệt vời, về việc kết quả của trại thực sự là thành quả của một người luôn cố gắng vươn tới sự xuất sắc. Chúng ta rất cần những người như thế. Mong muốn luôn cải thiện kết quả và học hỏi những kỹ năng mới của họ dẫn dắt những người khác theo họ trong hành trình trở thành người giỏi nhất. Bạn càng dạy họ nhiều, cung cấp cho họ thông tin mới, thúc đẩy họ, họ càng đáp ứng các yêu cầu của bạn. Tôi luôn cảm thấy rất vui khi được làm việc với những người này, và đổi lại, tôi đã học được rất nhiều điều từ họ và khiến mọi ngày của tôi trở nên hứng khởi hơn rất nhiều.

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
23-Th10-2022 hiệu-bui-quốctuyệt vời
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận Tin tức ngành heo

Tin tức ngành heo tới email của bạn

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách

Bài báo liên quan

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách