X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0
5
Đọc bài báo này bằng:

Tôi nên sử dụng phương pháp phối nào?

Chúng tôi tiếp tục loạt bài viết trong đó chuyên gia về sinh sản heo và phối tinh nhân tạo Javier Gil chia sẻ những điểm mấu chốt về cách quản lý thích hợp để cải thiện khả năng thụ thainăng suất đẻ. Bài báo này đề cập đến tiêu chí để xây dựng các phương pháp phối đúng đắn.

Ở mỗi trại, chúng ta sẽ thấy có những hướng dẫn phối khác nhau, một số có quy trình phức tạp hơn (kiểm tra lên giống vào buổi sáng và buổi chiều), trong khi các trại khác có hướng dẫn đơn giản hơn (kiểm tra lên giống vào buổi sáng và phối mỗi 24 giờ). Cả hai phương thức có thể được thực hiện bằng cách thực hiện lần phối đầu tiên ngay lập tức hoặc sau một thời gian chờ. Không có lợi thế rõ ràng của cách này so với cách kia, vì có thể thấy kết quả rất tốt và rất kém ở các trại với bất kỳ loại phương thức nào.

"Hệ thống tốt nhất là hệ thống có hiệu quả"

Thông thường, không phải hướng dẫn phối (khi nào gieo tinh vào nái) không hoạt động hiệu quả, mà là phương pháp phối (cách gieo tinh vào nái) gây ra vấn đề. Chỉ khi nào thực hiện phân tích tại trại và kết quả cho thấy có bằng chứng về vấn đề trong hướng dẫn phối thì mới nên sửa đổi chúng.

Nếu phương pháp đơn giản được sử dụng trong trại (phối khi phát hiện có lên giống và 24 giờ một lần, khi nái đang biểu hiện phản xạ đứng yên) và nó có hiệu quả, thì không nên thay đổi phương pháp này. Tuy nhiên, nếu phương pháp này cho kết quả thấp (ví dụ: tỷ lệ đậu thai 80% và/hoặc số heo sinh ra ít hơn 1 con so với chuẩn), thì nên thay đổi phương pháp này sang phương pháp phức tạp hơn, với việc phối giống vào buổi sáng và buổi chiều (với khoảng cách ít nhất là 8 giờ); cách này là thích hợp nhất, nhưng tốn nhiều nhân lực nhất. Mặt khác, đôi khi cần phải thay đổi phương pháp phối sáng-chiều thành phương pháp phối 24 giờ, vì lịch làm việc dày đặc (chỉ làm việc vào buổi sáng) khiến cho việc phối gần như không thể thực hiện được với khoảng cách ít nhất là 8 giờ giữa hai lần phối, một khoảng thời gian được coi là cần thiết để tử cung trở lại bình thường sau khi phối.

Tinh trùng sống khoảng 24 giờ bên trong nái, và nếu được phối trong 3 ngày với khoảng cách 24 giờ thì khả năng thụ thai sẽ cao, vì tinh trùng luôn có sẵn trong thời gian lên giống, mặc dù nhìn chung là nái chỉ được thụ thai bởi một trong những liều tinh này. Mặc dù về mặt lý thuyết, khoảng thời gian 72 giờ được đảm bảo, nhưng trước khi phối lần thứ hai và thứ ba, tinh trùng đang tiến gần đến giới hạn khả năng sống của nó và do đó có nguy cơ bị thất bại.

Có thể thất bại (không thụ thai) nếu liều phối (trước hoặc sau ngày rụng trứng vài giờ) gặp phải vấn đề tinh yếu hoặc do quá trình phối không được thực hiện đúng cách và không để lại đủ tinh trùng trong tử cung.

Tuy nhiên, khi phối vào buổi sáng/chiều hay chiều/sáng, tinh trùng từ các liều liên tiếp sẽ chồng lên nhau bên trong tử cung, làm tăng khả năng có tinh trùng sống sót vào thời điểm rụng trứng và do đó khả năng thụ thai cũng cao hơn, tránh ảnh hưởng của việc phối không tốt hoặc sử dụng tinh dịch kém chất lượng, miễn là hai liều liên tiếp không phải từ cùng một lô.

Từ nhiều năm nay, dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học, người ta đã biết rằng độ dài thời gian lên giống phụ thuộc vào khoảng thời gian từ cai sữa đến lên giống (WEI) và WEI ngắn thường tạo ra lên giống dài và ngược lại, WEI dài tạo ra một thời kỳ lên giống ngắn. Người ta cũng biết rằng thời gian thụ thai ngắn hơn nhiều so với thời gian lên giống (thời gian heo nái biểu hiện phản xạ đứng yên) vì quá trình rụng trứng thường không bắt đầu cho đến thời điểm 1/3 cuối của thời gian đó và xảy ra không liên tục trong 6-8 giờ. Khả năng thụ thai được kéo dài lâu hơn một chút nhờ khả năng tồn tại của tế bào trứng, là 6 đến 8 giờ nữa, do đó thời gian thụ thai là khoảng 12-16 giờ trong số 35-90 giờ mà giai đoạn lên giống có thể kéo dài (khoảng 65 giờ ở heo nái với WEI 4 ngày), (Hình 1).

Hình 1. Biểu diễn bằng đồ thị về phản xạ đứng yên, rụng trứng và thời điểm phối tinh nhân tạo (AI) tối ưu ở heo nái có thời gian lên giống 60 giờ. Nguồn: Carles Casanovas.

Hình 1. Biểu diễn bằng đồ thị về phản xạ đứng yên, rụng trứng và thời điểm phối tinh nhân tạo (AI) tối ưu ở heo nái có thời gian lên giống 60 giờ. Nguồn: Carles Casanovas.

Do đó, người ta cho rằng, ở hầu hết heo nái, việc phối trong 1/3 đầu tiên của giai đoạn lên giống sẽ không dẫn đến thụ thai vì thời gian rụng trứng vẫn còn rất lâu (lâu hơn thời gian tồn tại của tinh trùng trong 24 giờ), do đó, ở nhiều trại nái giống heo trắng, người ta trì hoãn phối với mục đích ít lãng phí số liều nhất có thể (số liều trung bình ở Tây Ban Nha là 2,7 - 2,8 cho mỗi lần lên giống, trong khi ở các nước Bắc Âu là 1,2 - 1,8, tức là nhiều nái được phối giống với một liều duy nhất mỗi lần lên giống).

Phương pháp phối với thời gian chờ, cho phép 24 giờ trôi qua đối với những nái lên giống có WEI ngắn, hoặc từ sáng đến chiều hay từ chiều đến sáng đối với những nái có WEI là 5-6 ngày, và phối mỗi 8/16h, yêu cầu kiểm tra lên giống hai lần một ngày, theo dõi kĩ dấu hiệu khởi đầu của lên giống, và hệ thống ghi chép dữ liệu tốt để mỗi nái được áp dụng phương thức phối phù hợp với WEI của mình.

Thời gian chờ phù hợp với từng trại là cách để giảm càng nhiều càng tốt số lần phối trong mỗi chu kỳ lên giống, có khả năng đạt 1,5 lần.

Chúng ta nên tránh phối quá 2 lần; số phối lần thứ ba phải dưới 20%. Nếu không, điều này cho thấy việc thực hiện kiểm tra lên giống và/hoặc việc ghi chép về thời điểm bắt đầu lên giống không đúng, hoặc thực hiện phối trễ, trong giai đoạn sau khi trứng rụng mà vẫn còn dấu hiệu lên giống.

Việc phối quá mức gây ra tăng chi phí và quan trọng hơn là tăng số lượng công việc; nó cũng có thể làm nái tiết dịch âm đạo ở những nái được phối sau khi đã rụng trứng.

Các kỹ thuật mới với thiết bị siêu âm độ nét cao, có khả năng xác định nái đang ở giai đoạn nào của chu kỳ lên giống (có thể tiến hành phối ngay trước hoặc sau khi rụng trứng), là phương pháp rất có giá trị về mặt khoa học, nhưng với một yêu cầu quan trọng là người thực hiện phải có trình độ chuyên môn và nguồn nhân lực luôn sẵn sàng, bởi vì việc theo dõi sự phát triển của nang trứng, và kéo theo đó là thời gian của chu kỳ lên giống, đòi hỏi phải quan sát nhiều lần mỗi ngày, điều này gây khó khăn cho việc thực hiện ở trại.

Xây dựng một hướng dẫn phối phù hợp, cũng như thực hiện đúng phương pháp phối là hai điểm không thể thiếu để đạt được khả năng sinh sản tốt. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ đi sâu hơn về thể tích và nồng độ của liều tinh và cách bảo quản của nó, điều này rất quan trọng để thực hiện phối chính xác.

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận Tin tức ngành heo

Tin tức ngành heo tới email của bạn

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách

Bài báo liên quan

Hình 2. Trong phối tinh sau cổ tử cung, tinh dịch được bơm vào trong thân tử cung, qua cổ tử cung.

Phối tinh sau cổ tử cung

Từ vài năm nay, việc phối tinh sau cổ tử cung đã trở nên phổ biến ở hầu hết các trại chăn nuôi heo. Trong bài viết này, chúng tôi cùng Javier Gil, một chuyên gia về sinh sản và phối tinh trên heo, bàn về những điều cần lưu ý để thực hiện kỹ thuật này một cách chính xác.

Bắt buộc phải phát hiện lên giống với sự hiện diện của con nọc ở trước mặt nái. Nhân viên trại phải đóng một vai trò tích cực trong việc phát hiện lên giống; sờ, đè lên nái mà không làm chúng sợ hãi.

Mẹo phát hiện lên giống

Trong phần đầu tiên của loạt bài này, chúng tôi đã đề cập đến cách kích thích lên giống một cách phù hợp. Trong bài viết này, chúng tôi tiếp tục trao đổi với chuyên gia sinh sản heo, Javier Gil Pascual, tập trung vào việc phát hiện lên giống.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách