X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0
Đọc bài báo này bằng:

Thiết kế chuồng nuôi heo. Những điểm chiến lược cho tương lai (1/3): đối với phúc lợi động vật và di truyền

Nhiều thông số thiết kế trang trại đã thay đổi. Phúc lợi động vật thậm chí còn trở nên quan trọng hơn và sự tiến bộ di truyền đã dẫn đến sự khác biệt về năng suất giữa các giống.

Kể từ khi bài viết đầu tiên về kế hoạch xây dựng trang trại nuôi heo được xuất bản trên 333 vào năm 2007, nhiều thông số thiết kế đã thay đổi. Phúc lợi động vật ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc định hướng thiết kế các cơ sở chăn nuôi heo và phát triển công nghệ mới. Hơn nữa, sự tiến bộ di truyền đã dẫn đến sự khác biệt lớn về năng suất sinh sản và tăng trưởng giữa các giống khác nhau, điều này phải được xem xét khi thiết kế chuồng nuôi. Nhu cầu dinh dưỡng của các giống cao sản sẽ dẫn đến sự phát triển hơn nữa của hệ thống cho ăn tùy chỉnh cho nhóm động vật này. Gần đây, nhu cầu và tình trạng thiếu hụt lao động đã dẫn đến việc tự động hóa ngày càng tăng, một số công việc cụ thể như dọn vệ sinh nay đã có robot có thể xử lý ở một mức độ nào đó. Dưới đây là một số thay đổi chính ảnh hưởng đến thiết kế cơ sở chăn nuôi heo.

Phúc lợi động vật

Từ năm 2003 đến năm 2013, quy định của Liên minh châu Âu liên quan đến chuồng nái bầu đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của các phương pháp chuồng nuôi mới dành cho động vật mang thai. Hầu hết sự phát triển diễn ra ở các nước EU trong khi Bắc Mỹ diễn ra chậm chạp không có quy định của luật pháp. Tại châu Á và Nam Mỹ, việc áp dụng nuôi heo nái theo nhóm vẫn còn khá mới mẻ nhưng các tổ chức tài chính như Ngân hàng Thế giới đang bắt đầu yêu cầu heo nái phải được nuôi theo nhóm mới được cung cấp tài chính.

Một số nước châu Âu đã bỏ qua các quy định chung của EU. Vì vậy, ở một số nước Bắc Âu, heo nái phải được nuôi thả hoặc nuôi theo nhóm trong suốt thời kỳ từ cai sữa cho đến lần đẻ tiếp theo và chỉ được phép nuôi nhốt trong lồng ép vài ngày. Hơn nữa, ở Đức hiện nay heo nái cần được nuôi thả trong thời kỳ cho con bú trong các chuồng nuôi xây mới và ở một số quốc gia, các trang trại xây mới đã áp dụng hệ thống này. Năm ngoái, hội đồng về Phúc lợi và Sức khỏe Động vật của EFSA (Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu) đã công bố một báo cáo lớn về phúc lợi của heo tại trang trại ở EU cho thấy rằng heo nái nên được nuôi thả trong tương lai. Nếu Ủy ban EU tuân theo các khuyến nghị này thì có thể sẽ có nhiều thay đổi về luật pháp liên quan đến chuồng nuôi và quản lý heo trong tương lai.

Chuồng nuôi theo nhóm trong thời kỳ phối giống

Việc tăng thời gian nuôi theo nhóm bao gồm toàn bộ giai đoạn sau khi cai sữa cho đến khi đẻ có một số ý nghĩa quan trọng đối với việc thiết kế chuồng nuôi và như mọi khi, điều cần thiết là phải đảm bảo đáp ứng các nhu cầu sinh học bằng cách:

  • Kiểm soát lượng thức ăn ăn vào của từng cá thể vì điều này quyết định kích thước lứa đẻ và tình trạng cơ thể.
  • Ngăn chặn sự gây hấn và bắt nạt, phải giảm thiểu tối đa nguy cơ sẩy thai.
    • Phải có không gian cho heo nái tách khỏi khu vực nuôi nhóm và có lồng bảo vệ heo nái khi ăn.
    • Các giải pháp để giữ cho heo nái được bảo vệ trong thời gian nhạy cảm xung quanh quá trình thụ tinh có thể bao gồm các ô chuồng riêng biệt cho phép heo nái di chuyển qua lại hoặc tự do ra vào lồng. Về mặt lý thuyết, các lồng ép thông thường cũng có thể được sử dụng nếu luật pháp cho phép heo nái được nhốt trong lồng trong 3 ngày - tuy nhiên, giải pháp này sau đó nên được sử dụng kết hợp với hệ thống cho ăn để kiểm soát lượng thức ăn ăn vào của từng cá thể như hệ thống trạm ăn điện tử (ESF).
  • Thiết kế ô chuồng nhóm theo kích thước nhóm và nếu có thể, nuôi heo hậu bị tách riêng với heo nái.

Chuồng nới lỏng cho heo nái nuôi con

Đối với chuồng nới lỏng cho heo nái nuôi con, rất nhiều thử nghiệm đã được thực hiện nhưng vẫn chưa có sự đồng thuận hoàn toàn về các yêu cầu đối với thiết kế dựa trên nghiên cứu. Ở Đức, các nhà lập pháp đã đưa ra một số yêu cầu hiện đang định hướng việc thiết kế các chuồng nuôi ở các quốc gia khác như Đan Mạch và Hà Lan, các nước đang xuất khẩu hàng triệu con heo sang các trang trại chăn nuôi heo thịt ở Đức. Mặt khác, các yêu cầu của Đức thay đổi liên tục và hiện nay yêu cầu cuối cùng vẫn chưa rõ ràng.

Hình 1. Chuồng đẻ ở Đức.
Hình 1. Chuồng đẻ ở Đức.

Trước đây, các yêu cầu của Đức được mô tả trong Hình 2. Hiện tại, các quy định của Đức cho phép lồng đẻ có thể được mở vài ngày sau khi đẻ để heo nái tự do di chuyển. Vì 80% tỷ lệ chết ở heo con có thể xảy ra trong vài ngày đầu sau khi đẻ và nghiên cứu cho thấy rằng việc nhốt heo nái trong lồng ép xung quanh thời điểm đẻ đang làm giảm tỷ lệ chết ở heo con nên hy vọng lựa chọn này sẽ được luật pháp cho phép trong tương lai.

Hình 2. Các yêu cầu của Đức trước đây bao gồm không gian chuồng từ 6,5 m2 trở lên yêu cầu heo nái phải có khả năng nằm nghiêng mà không chạm vào thành chuồng với hai chân duỗi thẳng. Vì vậy, chuồng nuôi ở Đức thế hệ đầu tiên thường dài 3 m và rộng 2,3 m. Chuồng bao gồm một lồng đẻ được đặt cách tường chuồng 40 cm để heo nái nằm nghiêng mà không chạm vào thành chuồng.
Hình 2. Các yêu cầu của Đức trước đây bao gồm không gian chuồng từ 6,5 m2 trở lên yêu cầu heo nái phải có khả năng nằm nghiêng mà không chạm vào thành chuồng với hai chân duỗi thẳng. Vì vậy, chuồng nuôi ở Đức thế hệ đầu tiên thường dài 3 m và rộng 2,3 m. Chuồng bao gồm một lồng đẻ được đặt cách tường chuồng 40 cm để heo nái nằm nghiêng mà không chạm vào thành chuồng.

Cần lưu ý rằng ô chuồng nuôi thả heo nái bao gồm tường chuồng cao 1 m ở khu vực của heo nái và một khu vực úm được che chắn với diện tích khoảng 1 m2. Tất nhiên, quan trọng là heo nái không thể xổng khỏi chuồng và việc bảo vệ công nhân cũng rất quan trọng khi xem xét thiết kế chuồng. EFSA đề xuất yêu cầu không gian tối thiểu cho heo nái là 6,6 m2, tương đương với không gian ô chuồng là 7,8 m2. Hiện vẫn còn quá sớm để kết luận về yêu cầu trong tương lai sẽ như thế nào, tuy nhiên có khả năng là Ủy ban Liên minh châu Âu sẽ tuân theo đề xuất của EFSA.

Hình 3. Ô chuồng đẻ ở Đức.
Hình 3. Ô chuồng đẻ ở Đức.

Đan Mạch chuồng hình vuông rất phổ biến. Xem Hình 4. Những ô chuồng hình chữ nhật tương tự như chuồng ở Đức cũng được lắp đặt.

Hình 4. Kích thước chuồng trước đây ở Đan Mạch là 2,4 x 2,4 m trong khi các thiết kế mới hơn là 2,55 x 2,55 cho phép có nhiều không gian hơn cho lứa đẻ lớn và các lựa chọn di chuyển cho heo nái.
Hình 4. Kích thước chuồng trước đây ở Đan Mạch là 2,4 x 2,4 m trong khi các thiết kế mới hơn là 2,55 x 2,55 cho phép có nhiều không gian hơn cho lứa đẻ lớn và các lựa chọn di chuyển cho heo nái.

Các chuồng lắp đặt mới bao gồm sàn lát toàn phần và trong một số trường hợp là phần cứng hoặc rãnh thoát nước ở trung tâm, nơi ít có khả năng heo sẽ đại tiện. Nhiều chuồng đẻ hiện có dài 2,6-2,7 m và rộng 1,6-1,8 m. Trừ khi sàn được lát hoàn toàn, việc trang bị thêm có thể gặp khó khăn vì sàn cứng hiện tại có thể là trở ngại cho việc duy trì vệ sinh ô chuồng tốt.

Hình 5. Một ô chuồng hình vuồng của Đan Mạch được lắp đặt vào tháng 11/2022.
Hình 5. Một ô chuồng hình vuồng của Đan Mạch được lắp đặt vào tháng 11/2022.

Một hạn chế khác là yêu cầu về môi trường đòi hỏi phải giảm lượng khí thải methan và amoniac. Vì ô chuồng đẻ lớn hơn nên diện tích bề mặt hố cũng lớn hơn so với chuồng đẻ thông thường. Do đó, Đan Mạch hiện đang nghiên cứu cách sử dụng sàn lát bán phần và các cấu hình hố khác nhau để giảm lượng khí thải. Vì vật liệu xây ổ đẻ cũng được yêu cầu nên hệ thống cào đang bắt đầu phổ biến trở lại vì chúng vừa giảm tỷ lệ phát thải đáng kể (tới 90%) vừa xử lý rơm rạ còn sót lại.

Các dòng di truyền có sức sinh sản cao

Kể từ cuối những năm 1990, tổ chức di truyền chăn nuôi heo Đan Mạch bắt đầu tập trung vào việc tăng kích thước lứa đẻ và các công ty di truyền khác cũng làm theo. Tổng số heo con sinh ra và heo sinh ra còn sống đã tăng lên rất nhiều kể từ đó, số heo con còn sống từ 18-20 con đang trở thành tiêu chuẩn đối với các giống heo Đan Mạch có khả năng sinh sản cao nhất trong khi những giống khác vẫn ở mức 12-13 con. Những tiến triển này phải được xem xét trong chiến lược trang trại. Nếu mục tiêu là tổng số heo sinh ra thì hãy xem xét thực tế rằng nếu một giống heo sinh sản tạo ra +10 heo con cai sữa/nái/năm so với một giống sinh sản kém thì cần ít heo nái hơn khoảng 30%. Ngoài ra, nhu cầu thức ăn của heo nái tương đối ít hơn.

Nếu mục tiêu là một số lượng heo nái nhất định thì các cơ sở chăn nuôi, cai sữa và xuất chuồng phải được thiết kế theo sản lượng dự kiến. Chỉ tính riêng đơn vị heo nái, thiết kế cho các giống có năng suất cao đòi hỏi nhiều ô chuồng đẻ hơn - thường cần nhiều hơn tới 20% cho riêng nhóm heo nái. Vì heo nái thường có thể nuôi 14 con heo con nên số heo con dư thừa phải được chuyển qua nái nuôi hộ là những heo nái đã đẻ một tuần trước đó. Hơn nữa, cần có không gian cho heo con cai sữa từ heo nái nuôi hộ. Vì vậy, trong khu chuồng chỉ nuôi heo nái không có khu chuồng cai sữa thì cần phải có khu úm cho những heo con này. Thông thường, chuồng nuôi cần có ba khu vực và thiết kế phải bao gồm một khu ấm áp thoải mái vì heo con từ những con nái nuôi hộ này thường còn rất nhỏ. Chăm sóc các dòng di truyền có sức sinh sản cao cũng đòi hỏi những người quản lý có tay nghề cao - điều này phải được coi là một phần của chiến lược trang trại tổng thể.

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận Tin tức ngành heo

Tin tức ngành heo tới email của bạn

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách

Bài báo liên quan

Hình 2. Ống thông gió (ánh sáng xanh) có gắn ống UV-C. 

Thiết kế chuồng nuôi heo. Điểm chiến lược cho tương lai (2/3): an toàn sinh học

Việc phát triển ngành chăn nuôi heo theo hướng tích hợp quy mô lớn và sự lây lan của các bệnh gây tỷ lệ chết cao, chẳng hạn như ASF, đã dẫn đến việc tăng cường tập trung vào an toàn sinh học và các phương pháp để bảo vệ tài sản của các trang trại chăn nuôi heo lớn.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách