X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0
2
Đọc bài báo này bằng:

Mẹo kích thích hậu bị và nái lên giống

Chuyên gia sinh sản và phối tinh trên heo, Javier Gil Pascual, đã thảo luận trong một loạt bài báo về các khía cạnh chính của kích thích và phát hiện lên giống, và phối giống.

Việc đạt được tỉ lệ lên giống lại tốt, ở cả nái cai sữa và hậu bị, cải thiện khả năng sinh sản và đạt được năng suất tối đa của giống di truyền đang sử dụng, tiếp tục là một thách thức ở hầu hết các trại.

Tất cả các phương pháp quản lý liên quan đến việc hậu bị chuẩn bị lên giống và phát hiện lên giống, cùng với việc phối, là những yếu tố quyết định sự thành công trong năng suất của một trại. Chúng tôi sẽ bắt đầu series bài này một cách hợp lý ngay từ đầu và nói về vấn đề kích thích lên giống trong bài viết đầu tiên này.

Nên kích thích nái cai sữa như thế nào?

Từ ngày đầu sau cai sữa. Nếu nái cai sữa vào buổi sáng thì chiều hôm đó nên được kích thích với nọc. Hãy nhớ rằng chúng ta luôn thực hiện hai việc đồng thời: tiếp xúc với nọc và kiểm tra lên giống. Nếu chúng ta không cho nái tiếp xúc với nọc ngay từ ngày đầu tiên, chúng ta sẽ không phát hiện tình trạng lên giống sớm ở nái.

Điều quan trọng là khi kích thích nái phải sử dụng các con nọc khác nhau, sử dụng luân phiên càng nhiều loại nọc càng tốt. Một vấn đề rất thường xuyên ở nhiều trại là tình trạng thiếu nọc. Không khó tìm thấy những trại chỉ có một con nọc cho hậu bị và một con nọc khác cho nái cai sữa. Cần liên tục thay đổi những con nọc dùng để kích thích nái nhằm tăng hưng phấn cho chúng. Tình huống lý tưởng là có các nhóm nọc chung chuồng từ 2, 3 con trở lên, để chúng có thể cùng làm việc với nhau (mà không cắn nhau).

Một điều quan trọng nữa là nên thực hiện kiểm tra lên giống vào buổi sáng và buổi chiều ở những trại có lịch trình phù hợp. Đây là thêm một cơ hội để sử dụng các con nọc khác nhau.

Ánh sáng quan trọng như thế nào?

Rất quan trọng. Ở đất nước Tây Ban Nha đầy nắng của chúng tôi, chúng tôi thường làm tối trại của mình bằng cách lắp đặt hệ thống làm mát bên trên cửa sổ. Có những trại mà việc lắp đặt này đã làm cho tình trạng lên giống lại kém hơn. Các nhà sản xuất ở các nước nhiều mây ở Bắc Âu hiểu tầm quan trọng của ánh sáng và họ lắp đặt đủ hệ thống chiếu sáng nhân tạo.

Sử dụng đèn huỳnh quang hoặc đèn LED đặt cao hơn đầu nái 1m là biện pháp tốt để đảm bảo cường độ ánh sáng khuyến nghị để lên giống lại tốt.

Sử dụng đèn huỳnh quang hoặc đèn LED đặt cao hơn đầu nái 1m là biện pháp tốt để đảm bảo cường độ ánh sáng khuyến nghị để lên giống lại tốt.

Chúng ta phải đảm bảo 16 giờ chiếu ánh sáng trắng. Những bóng đèn vàng và bóng đèn huỳnh quang từng có màu trắng nhưng bụi bẩn đã làm giảm cường độ và chuyển tông màu từ trắng sang vàng thì không được tính.

Cho ăn sau cai sữa

Đây là một khía cạnh rất quan trọng. Từ sau cai sữa cho đến khi phối, nái phải ăn nhiều nhất có thể.

Đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng, vì một số nái sẽ ăn nhiều hơn những nái khác, và trong những ngày này, chúng ta phải thực hiện thêm công việc điều chỉnh thức ăn, nhưng cần có một hướng dẫn để thực hiện: trong khoảng thời gian cai sữa đến phối, một con nái nên ăn khoảng một nửa khẩu phần nó đã ăn vào cuối giai đoạn nuôi con.

Một khía cạnh quan trọng khác là kích thích hậu bị.

Chúng ta nên xem xét điều gì?

Có nhiều khía cạnh cần xem xét để quyết định sự thành công ở giai đoạn sản xuất này, nhưng một trong những khía cạnh chính là thiết lập thời gian cố định để bắt đầu tiếp xúc nọc.

Nên bắt đầu kích thích vào khoảng 180 ngày tuổi. Một sai lầm mà tôi thường thấy ở các trại là để cho những con cái giống trong tương lai đạt 7,5 tháng tuổi trở lên mà không cho tiếp xúc con đực.

Chất lượng của việc tiếp xúc nọc đó cũng vô cùng quan trọng. Cũng như đối với nái cai sữa, tốt nhất là tiếp xúc với nọc hai lần một ngày và với nhiều loại nọc khác nhau, đối với hậu bị thì việc tiếp xúc trực tiếp với nọc là rất quan trọng.

Nên tiếp xúc trực tiếp với nọc đối với hậu bị. Làm như vậy sẽ tăng tỷ lệ hậu bị lên giống trong 3 tuần đầu tiên khi nọc tiếp xúc.

Nên tiếp xúc trực tiếp với nọc đối với hậu bị. Làm như vậy sẽ tăng tỷ lệ hậu bị lên giống trong 3 tuần đầu tiên khi nọc tiếp xúc.

Ở những trại có gen di truyền khó lên giống hơn, phải đưa hậu bị đến với nọc, thay vì nọc đến với nái. Trong những trường hợp này, cần thiết phải sử dụng nọc có kích thước và độ tuổi thích hợp; trên 10 tháng tuổi có tính hăng tốt nhưng không quá 1 tuổi rưỡi. Ý tưởng là để kích thích chứ không phải để làm cho hậu bị sợ hãi hoặc bị thương.

Nếu sau 40 ngày kể từ lần đầu tiên tiếp xúc với nọc mà hậu bị không lên giống thì nên loại con hậu bị đó. Không nên sử dụng biện pháp điều trị nội tiết tố trong những trường hợp này để tránh đưa những con khó lên giống này vào đàn sinh sản và có thể gặp vấn đề tương tự sau cai sữa. Hành động này rất cần thiết trong các trại giống hạt nhân hoặc trại giống ông bà vì nếu không, các nái GP sẽ truyền tính trạng khó lên giống cho thế hệ con cháu của chúng.

Với sự kích thích thích hợp vào khoảng 180 ngày tuổi, hầu hết hậu bị sẽ lên giống trong khoảng 200-220 ngày tuổi.

Tôi khuyên bạn nên lùa chúng vào các ô cá thể sau lần phát hiện lên giống đầu tiên. Heo cái sẽ giảm lượng ăn vào trong vài ngày, nhưng khi đã thích nghi, có thể tăng thức ăn lên đủ lượng (thúc ăn - flushing) trong 15 ngày cuối trước khi phối giống lần tiếp theo, đảm bảo tỷ lệ rụng trứng tốt và chất lượng trứng khi được thụ tinh.

Kích thích lên giống đúng cách, cả ở nái cai sữa và hậu bị, là bước cần thiết đầu tiên để đạt được khả năng sinh sản tốt. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ đề cập đến bước thứ hai: kiểm tra lên giống.

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận Tin tức ngành heo

Tin tức ngành heo tới email của bạn

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách

Bài báo liên quan

Ảnh 1. Các liều tinh trong các khay được sắp xếp chồng lên nhau để tránh sự lắng đọng không thích hợp của tinh trùng và giúp tạo điều kiện dễ dàng cho việc đảo tinh định kỳ để đồng nhất hóa. 

Đặc điểm liều tinh: thể tích, nồng độ và bảo quản

Chúng tôi tiếp tục với loạt bài viết trong đó chuyên gia sinh sản và phối tinh nhân tạo trên heo, Javier Gil, cung cấp cho chúng tôi những điểm mấu chốt về quản lý thích hợp để cải thiện khả năng sinh sản và số lượng sinh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết các khía cạnh quan trọng về liều tinh và cách bảo quản chúng.

Hình 1. Biểu diễn bằng đồ thị về phản xạ đứng yên, rụng trứng và thời điểm phối tinh nhân tạo (AI) tối ưu ở heo nái có thời gian lên giống 60 giờ. Nguồn: Carles Casanovas.

Tôi nên sử dụng phương pháp phối nào?

Chúng tôi tiếp tục loạt bài viết trong đó chuyên gia về sinh sản heo và phối tinh nhân tạo Javier Gil chia sẻ những điểm mấu chốt về cách quản lý thích hợp để cải thiện khả năng thụ thainăng suất đẻ. Bài báo này đề cập đến tiêu chí để xây dựng các phương pháp phối đúng đắn.

Hình 2. Trong phối tinh sau cổ tử cung, tinh dịch được bơm vào trong thân tử cung, qua cổ tử cung.

Phối tinh sau cổ tử cung

Từ vài năm nay, việc phối tinh sau cổ tử cung đã trở nên phổ biến ở hầu hết các trại chăn nuôi heo. Trong bài viết này, chúng tôi cùng Javier Gil, một chuyên gia về sinh sản và phối tinh trên heo, bàn về những điều cần lưu ý để thực hiện kỹ thuật này một cách chính xác.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách