X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0
1
Đọc bài báo này bằng:

Ghép bầy và nái nuôi hộ (II): Cách thực hiện việc chuyển ghép như thế nào?

Chúng ta tập trung vào việc tách những heo dư thừa sang nái khác, điều này buộc chúng ta phải sử dụng nái nuôi hộ. Có hai cách thực hiện diều này được chúng chúng tôi giải thích qua một video rất trực quan.

Trong bài viết trước, chúng ta đã nói về các quy tắc cơ bản để tách heo con trong chuồng đẻ khi trại nuôi heo nái cao sản và có rất nhiều heo con cần quản lý.

Sau khi hiểu rõ các quy tắc cơ bản này, chúng ta sẽ tập trung vào việc tách và chuyển số heo con dư, điều này sẽ buộc chúng ta phải sử dụng một số nái nuôi hộ.

Khi nói về việc sử dụng nái nuôi hộ, chúng ta có hai cách tiếp cận vấn đề này ở trại:

  1. Để trống ô nái trong chuồng đẻ
  2. Chuyển các ổ đẻ lên trước để tạo ô trống

Để hiểu rõ hơn về từng trường hợp, chúng tôi đã chuẩn bị một video giải thích, nhưng ngoài video này, chúng ta cần phân tích đến một số khía cạnh quan trọng của từng trường hợp:

Để những ô trống trong chuồng đẻ

Trong khu đẻ của heo nái, chúng ta sẽ chừa lại những ô trống cần thiết để có thể thực hiện việc chuyển ghép. Số lượng ô trống cần chừa lại sẽ được xác định bởi:

  • Khả năng sinh sản của heo nái.
  • Khả năng ở mỗi trại để tối đa hóa số lượng heo con mà mỗi nái có thể tự nuôi. Heo nái càng được chăm sóc và quản lý tốt hơn thì chúng càng có thể nuôi nhiều heo con hơn, và do đó chúng ta sẽ cần ít nái nuôi hộ hơn và số lượng ô trống để chừa lại cũng ít hơn.

Phải nhớ rằng để chừa lại những ô trống này, chúng ta phải tính toán hợp lý về số nái phối giống hàng tuần cùng với tỷ lệ đẻ để không chừa quá nhiều hoặc quá ít ô trống.

Như chúng ta thấy trong video, trong chuồng có các ô trống và những heo nái đang đẻ, chúng ta sẽ tìm heo con dư từ những heo nái đã đẻ, luôn tuân thủ quy định chuyển ghép heo con trong khoảng 24-36 giờ sau khi đẻ. Để quyết định có bao nhiêu con heo con dư, chúng ta phải quyết định mỗi heo nái có thể nuôi bao nhiêu heo con; tốt nhất là nên viết ra điều này trước khi heo đẻ để hiệu quả hơn. Chúng ta có thể xem lại bước này trong bài viết này.

Những khuyến nghị sau đây phải luôn được tuân thủ khi chuyển ghép heo con:

  • Thực hiện càng nhanh càng tốt: Tốt hơn hết nên phân tích kỹ các lượt chuyển ghép sẽ thực hiện, viết ra giấy và trực tiếp thực hiện.
  • Đảm bảo heo con không bị mất nhiệt và cảm thấy thoải mái: với mục đích này, chúng ta có thể sử dụng các hộp vận chuyển chuyên dụng đã thấy ở bài viết trước.
Hình 1. Hộp vận chuyển heo con nhanh chóng và thoải mái.
Hình 1. Hộp vận chuyển heo con nhanh chóng và thoải mái.
  • Chuẩn bị sẵn ô chuồng để tiếp nhận heo con và bật sẵn nguồn nhiệt và nếu có thể, làm một lồng úm để có thể lùa tất cả chúng vào một khu vực ấm áp trong khi mang heo mẹ mới đến cho chúng.
Hình 2. Lồng úm kín có nguồn nhiệt để tránh tình trạng nhiệt độ giảm.
Hình 2. Lồng úm kín có nguồn nhiệt để tránh tình trạng nhiệt độ giảm.

Để nuôi những heo con đã ghép bầy này, chúng ta sẽ tìm một hoặc nhiều heo nái đã đẻ cách đó 3 - 5 ngày để làm “nái nuôi hộ”. Những con heo nái này phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Đang nuôi con tốt
  • Có số lượng heo con đang nuôi ít nhất bằng số heo con định nuôi ghép.
  • Có số lượng heo con đang nuôi ít nhất bằng số heo con định nuôi ghép.
  • Có thể trạng tốt.

Để lấp ô chuồng những heo nái này bỏ lại, để có thể nuôi những lứa đẻ của chúng và tiếp tục việc chuyển ghép, chúng ta sẽ làm theo các bước trong video.

Ở bước cuối cùng, khi để heo con được 21 ngày tuổi thì cai sữa ngay trong chuồng đẻ, chúng ta phải tuân theo các khuyến nghị sau:

  • Chuồng nuôi heo con cần có một hoặc hai nguồn nhiệt để sưởi ấm nếu cần thiết vì chúng đã mất hơi ấm từ nái mẹ.
  • Nước phải luôn có sẵn.
  • Những heo con này đã biết ăn một ít thức ăn khô nếu cho chúng ăn “thức ăn tập ăn” nhưng ngoài thức ăn này, chúng ta có thể cho chúng uống sữa nhân tạo hoặc một số loại sữa thay thế.

Hình 3. Chuồng đẻ chỉ có heo con, có sẵn sữa thay thế.
Hình 3. Chuồng đẻ chỉ có heo con, có sẵn sữa thay thế.
Chuyển các ổ đẻ lên trước

Chúng ta sẽ lại làm theo các bước được trình bày trong video, cai sữa sớm cho những heo con đã sẵn sàng để cho phép tách nái mẹ ra để làm nái nuôi hộ. Chúng ta cần lưu ý những điều sau:

  • Heo con có thể được giữ lại trong chuồng đẻ theo các quy tắc đã thảo luận ở trên và được đưa ra khỏi trại sau khi cai sữa vào tuần tiếp theo.
  • Hoặc là đưa chúng đến khu vực dành cho heo con cai sữa trong trại, nơi đó cần có:
    • Nhiệt sưởi ấm (đèn sưởi hoặc hệ thống sưởi dưới sàn) và tốt nhất là hệ thống lồng úm để cải thiện sự thoải mái.
    • Nguồn nước mà heo con có thể tiếp cận dễ dàng, ít nhất một máng uống cho mỗi 10 heo con.
    • Hệ thống cho phép cung cấp sữa nhân tạo nếu cần thiết.
    • Máng ăn chuyên dụng dành riêng cho heo con.
    • Nếu có thể, một hệ thống cho phép sữa thay thế hoặc cháo hoặc thức ăn ướt/khô để khuyến khích heo con ăn được thức ăn.

Hình 4. Ô chuồng được chuẩn bị để tiếp nhận heo cai sữa sớm.
Hình 4. Ô chuồng được chuẩn bị để tiếp nhận heo cai sữa sớm.
Chi phí của các phương pháp

Để kết thúc bài viết, chúng tôi sẽ chia sẻ một nghiên cứu do ThinkinPig thực hiện so sánh các phương pháp nái nuôi hộ khác nhau. Nghiên cứu được tiến hành trên 1600 nái, 400 con trong mỗi nhóm nghiên cứu và giai đoạn nuôi con chiếm 28 ngày:

Bảng 1. Tác động kinh tế của các phương pháp quản lý chuồng đẻ khác nhau. Nguồn: ThinkinPig 2015.

Phương pháp nuôi dưỡng Trọng lượng cai sữa (kg) Chi phí heo con lúc cai sữa (€) Tổng chi phí (€) Chi phí/kg (€)

Khác biệt (€/kg)

Không có nái nuôi hộ 7 20.67 101.68 1.057 +0.046
Không có nái nuôi hộ + sữa bổ sung 7.3 21.63 102.64 1.011 0
Chuyển các ổ đẻ lên trước 5.6 19.51 100.52 1.170 +0.159
Để trống ô nái 6.6 22.35 103.36 1.150 +0.139

Như chúng ta có thể thấy trong nghiên cứu này, hai phương pháp không sử dụng heo nái làm nái nuôi hộ đạt được chi phí tốt nhất tại thời điểm heo xuất chuồng lúc heo được 20 tuần tuổi, củng cố lập luận rằng mục tiêu của chúng ta phải luôn giữ số lượng heo con tối đa mà heo mẹ có thể tự nuôi.

Chìa khóa dẫn đến những kết quả này là số lượng heo con sinh ra/nái/năm trong các phương pháp không sử dụng nái nuôi hộ và trọng lượng cai sữa vì tất cả heo con đều được cai sữa lúc 28 ngày.

Giữa hai phương pháp sử dụng nái nuôi hộ, chi phí sản xuất cao hơn ở phương pháp để trống ô nái vì điều này cho phép trọng lượng cai sữa tốt hơn so với phương pháp chuyển các ổ đẻ lên trước. Mặc dù số lượng heo con được sản xuất/nái/năm cao hơn trong phương pháp chuyển các ổ đẻ lên trước, do số ngày cho con bú tăng ít hơn, nhưng điều này vẫn không bù đắp được trọng lượng cai sữa thấp hơn.

Trong bài viết này, chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu cách tạo ra nái nuôi hộ. Chúng phải được coi là một công cụ cần thiết để có thể quản lý số lượng heo con từ những heo nái cao sản, nhưng mục tiêu của chúng ta luôn là tối đa hóa số lượng heo con mà mỗi nái có thể tự nuôi và cai sữa.

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách

Bài báo liên quan

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách