X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0
Đọc bài báo này bằng:

Ghép bầy và nái nuôi hộ (I): Cách quản lý heo nái cao sản

Dưới đây là ba quy tắc cơ bản để quyết định xem có nên thực hiện ghép và sử dụng nái nuôi hộ hay không, cũng như thời điểm nào thích hợp để thực hiện việc này.

Thực tế hiện nay

Heo nái cao sản đã mang lại nhiều lợi ích cho trại, nhưng chắc chắn cũng mang đến những thách thức to lớn:

  • Nhiều heo con hơn có nghĩa là trọng lượng cá thể heo con thấp hơn
  • Trọng lượng cá thể thấp hơn đồng nghĩa với nguy cơ chết cao hơn
  • Nhiều heo con hơn đồng nghĩa với việc có nhiều yêu cầu hơn đối với heo nái.
Biểu đồ 1. Đường hồi quy của tổng số sinh và trọng lượng từng heo sơ sinh. Nguồn: Javier Lorente. Trại thương phẩm, 3483 heo con được cân riêng lẻ vào năm 2021.
Biểu đồ 1. Đường hồi quy của tổng số sinh và trọng lượng từng heo sơ sinh. Nguồn: Javier Lorente. Trại thương phẩm, 3483 heo con được cân riêng lẻ vào năm 2021.
Biểu đồ 2. Trọng lượng heo sơ sinh theo kích cỡ lứa đẻ. Nguồn: ThinkinPig 2015
Biểu đồ 2. Trọng lượng heo sơ sinh theo kích cỡ lứa đẻ. Nguồn: ThinkinPig 2015
Biểu đồ 3. Tỷ lệ chết theo trọng lượng sơ sinh. Nguồn: Javier Lorente. Trại thương phẩm, 3483 heo con được cân riêng lẻ vào năm 2021.
Biểu đồ 3. Tỷ lệ chết theo trọng lượng sơ sinh. Nguồn: Javier Lorente. Trại thương phẩm, 3483 heo con được cân riêng lẻ vào năm 2021.
Biểu đồ 4. Trọng lượng sơ sinh trung bình của heo con còn sống (“không chết”) và trọng lượng sơ sinh trung bình của heo con chết. Sự khác biệt rất có ý nghĩa giữa hai nhóm ( F=155,713; p<0,001) Nguồn: Javier Lorente. Trại thương phẩm, 3483 heo con được cân riêng lẻ vào năm 2021.
Biểu đồ 4. Trọng lượng sơ sinh trung bình của heo con còn sống (“không chết”) và trọng lượng sơ sinh trung bình của heo con chết. Sự khác biệt rất có ý nghĩa giữa hai nhóm ( F=155,713; p<0,001) Nguồn: Javier Lorente. Trại thương phẩm, 3483 heo con được cân riêng lẻ vào năm 2021.

Trong bài viết trước, chúng ta đã bàn về sự cần thiết của việc cho heo con bú đủ lượng sữa đầu bằng cách cho bú theo ca.

Trước khi thực hiện việc ghép heo, điều quan trọng là phải đánh giá khả năng sống của heo con và quyết định xem tất cả heo con sinh ra có khả năng còn sống hay không. Trong các nghiên cứu được trình bày ở trên, đa số heo con sinh ra có trọng lượng sơ sinh thấp sẽ có tỷ lệ sống rất thấp, vì vậy trong mỗi trường hợp, chúng ta sẽ phải đánh giá khả năng còn sống của những heo con này trước khi thực hiện việc ghép bầy, vì có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của những heo con có khả năng sống cao hơn. Nếu xác định có heo con không thể sống sót, chúng ta nên trợ tử nhân đạo vì khả năng cao những heo con này sẽ chết vì lạnh, hoặc chết vì đói do thiếu sữa đầu hoặc bị chết đè do sức khỏe yếu. Tất nhiên, các quy trình trợ tử thích hợp sẽ được tuân thủ theo các quy định về phúc lợi động vật.

Những điểm ch&iacute;nh cần lưu &yacute; khi gh&eacute;p heo con.
Những điểm chính cần lưu ý khi ghép heo con.

Trong một nghiên cứu khác do ThinkinPig thực hiện, kết quả cho thấy mỗi lần chúng ta di chuyển heo con sẽ khiến cho trọng lượng của heo con giảm đi 300 g khi cai sữa, vì vậy nguyên tắc đầu tiên là chúng ta nên tránh mọi sự di chuyển không thực sự cần thiết.

Khi nào chúng ta cần thực hiện ghép bầy? Thường thì chỉ thực hiện khi chúng ta muốn sắp xếp lại các bầy heo sao cho phù hợp về kích cỡ hoặc số lượng và bầy heo được hoàn thiện từ những heo con ở các nái mẹ khác nhau. Các quy tắc cơ bản sẽ giống như những quy tắc chúng ta sẽ thảo luận bây giờ trong trường hợp nái nuôi hộ.

Và khi nào chúng ta cần sử dụng nái nuôi hộ?

  1. Khi có heo con bị thừa ra
  2. Khi heo con có biểu hiện chậm lớn so với đàn

Chúng ta sẽ tập trung vào trường hợp đầu tiên vì trong trường hợp thứ hai có nhiều điều cần được thảo luận trước:

  • Liệu có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trại nếu di chuyển những heo con có biểu hiện chậm lớn so với đàn?
  • Liệu có đáng di chuyển những heo con này hay sẽ khiến ta tốn kém hơn về mặt sản xuất và khiến mọi việc trở nên phức tạp hơn?

Thực tế là chúng ta không nên di chuyển heo con quá 36 giờ sau sinh, vì vậy chúng ta sẽ chỉ nói về việc ghép bầy và sử dụng nái nuôi hộ cho heo con dư ra khi sinh.

Nguyên tắc thứ hai là để đảm bảo heo con bú đủ sữa đầu, chúng ta không nên di chuyển heo con trước 24 giờ sau sinh. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta làm việc ở một trại với lịch làm việc dày đặc vào buổi sáng và khi đến trại, chúng ta có một heo nái đang đẻ, đến giữa buổi sáng đã đẻ xong một ổ 20 heo con, chúng ta không nên thực hiện bất kỳ việc di chuyển nào cho đến ngày tiếp theo? Liệu điều này có phải là có quá nhiều heo con không được theo dõi và trợ giúp trong nhiều giờ? Câu trả lời cho câu hỏi này là “CÓ”. Chúng ta phải làm gì trong những trường hợp này?

  • Khi đến trại, việc đầu tiên nên bắt đầu là tiến hành chia heo con và cho bú theo ca, và đánh dấu chúng.
Heo con được nhốt trong khu vực &uacute;m để bắt đầu chia ca cho b&uacute;.
Heo con được nhốt trong khu vực úm để bắt đầu chia ca cho bú.
  • Vào cuối buổi sáng, trước khi rời trại, cần kiểm tra đàn heo con. Tất cả những heo con có dây rốn đã khô hoàn toàn, được cho là phù hợp để di chuyển theo quy trình của trại.
  • Trong trường hợp này, những con heo con lớn nhất và khô ráo hoàn toàn sẽ được di chuyển miễn là sức khỏe của trại cho phép. Nếu trại đang lưu hành bất kỳ bệnh lý nghiêm trọng nào, bác sĩ thú y phải quyết định xem có nên di chuyển heo con hay không và thậm chí có thể hạn chế việc ghép bầy do rủi ro liên quan, mặc dù có heo nái với số lượng lớn heo con.
Heo con to, kh&ocirc; r&aacute;o được t&aacute;ch ra để di chuyển.
Heo con to, khô ráo được tách ra để di chuyển.

Video 1. Với sự hỗ trợ của camera hồng ngoại chúng ta có thể thấy một trong những heo con lạnh nhất vẫn có dây rốn ướt.

Điểm cuối cùng này có thể được xem là quy tắc thứ ba cho biết bất cứ khi nào chúng ta di chuyển heo con và tách chúng ra khỏi mẹ, chúng ta phải cố gắng chọn những heo con lớn để di chuyển vì chúng sẽ có khả năng thích nghi tốt hơn với chuồng mới và “anh chị em” mới hơn là heo con nhỏ hoặc có khả năng sống thấp.

Trong một số trường hợp nhất định, nếu cần di chuyển heo con nhỏ, chúng ta nên tìm cho chúng một heo nái mẹ nuôi hộ có kích thước núm vú phù hợp và có sản lượng sữa cao hơn, điều này sẽ giúp heo con phát triển bình thường trong suốt giai đoạn theo mẹ.

Cho đến giờ chúng ta đã thảo luận về các quy tắc cơ bản để quyết định xem có nên thực hiện ghép bầy và sử dụng heo nái nuôi hộ hay không và khi nào.

Một khi quyết định thực hiện những di chuyển này đã được đưa ra, câu hỏi đặt ra là: Chúng ta thực hiện điều đó như thế nào? Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ nói về các hệ thống khác nhau mà chúng tôi có, các chìa khóa để thực hiện chúng và chi phí của mỗi hệ thống dựa theo kinh nghiệm của chúng tôi.

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách

FAQs

Tôi nên chuyển heo con nào khi nuôi ghép?

Chúng ta sẽ luôn chuyển những heo con lớn nhất và khô ráo nhất vì chúng sẽ có khả năng thích nghi tốt hơn với heo mẹ mới và bạn cùng lứa mới so với những heo con nhỏ hoặc có khả năng sống sót thấp.

Thời điểm tốt nhất để ghép heo con trong trang trại là khi nào?

Để đảm bảo lượng sữa non được bú vào, chúng ta không nên di chuyển heo con ra khỏi mẹ trước 24 giờ. Thời điểm tốt nhất là từ 24 đến 36 giờ sau khi đẻ.

Bài báo liên quan

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách