X
XLinkedinWhatsAppTelegramTelegram
0
5
Đọc bài báo này bằng:

Dấu hiệu sắp đẻ: Sinh lý và hành vi của heo nái

Hiểu được quá trình đẻ của nái và nhận biết các dấu hiệu cho các giai đoạn đẻ khác nhau sẽ giúp chúng ta lập kế hoạch quản lý để cải thiện tỉ lệ sống sót cho heo sơ sinh.

Thước đo thành công cuối cùng trong đàn heo giống là sinh ra đời một lứa nhiều heo con còn sống. Tổng số heo con sinh ra, hay kích cỡ ổ đẻ, là từ 14-16 con và đang tăng dần qua các năm. Nhưng kích cỡ ổ đẻ tăng lên đi kèm với rủi ro nhiều thai chết ngộp hơn. Nếu các trại biết khi nào nái đẻ, họ có thể cải thiện tỷ lệ sống sót của heo con bằng cách can thiệp khi đỡ đẻ. Thời gian mang thai của nái thời hiện đại là 115-116 ngày nhưng thường phân bố trong 112-119 ngày.

Tăng kích cỡ ổ đẻ không liên quan đến thời gian mang thai, nhưng có liên quan đến thời gian đẻ lâu hơn và tăng nguy cơ thai chết ngộp

Đẻ đồng loạt có thể giúp chu chuyển đàn thuận lợi hơn và nâng cao hiệu quả lao động. Các trại có thể thúc đẻ bằng prostaglandin vào ngày trước khi đẻ dự kiến (114 ngày) ở những trại chưa bắt đầu đẻ vào ngày thứ 116, hoặc ngăn chặn đẻ sớm vào các ngày 112-114, bằng cách sử dụng progestogen đường uống. Nhưng hiện tại vẫn chưa thể biết được nái nào đẻ sớm, đúng giờ, thậm chí muộn.

Trong những tuần trước khi đẻ, sự phát triển nhanh chóng của bào thai khiến bụng nái phình to đáng kể đồng thời các tuyến vú cũng phát triển và to ra.

Hình 1. Phát triển tuyến vú

Hình 1. Phát triển tuyến vú

Trong những ngày trước khi đẻ, một lượng nhỏ sữa non có thể nhỏ giọt từ núm vú, và vài giờ trước khi sinh, sữa có thể bắn thành tia từ núm vú.

Hình 2. Sữa non chảy từ vú

Hình 2. Sữa non chảy từ vú

Heo nái có thể có biểu hiện ưỡn cong lưng, và âm hộ có thể sưng, đỏ và giãn ra.

Hình 3. Nái ưỡn cong lưng

Hình 3. Nái ưỡn cong lưng

Hình 4. Âm hộ sưng, đỏ và giãn ra

Hình 4. Âm hộ sưng, đỏ và giãn ra

Trong vòng 12-24 giờ trước khi đẻ, có lẽ do phản ứng với oxytocin hoặc prolactin, nái thể hiện hành vi làm ổ, dùng chân đào sàn hoặc dùng mõm ủi sàn, và cắn phá song chuồng.

Trước khi sinh con đầu tiên, nái bồn chồn và liên tục đứng dậy nằm xuống trước khi nằm nghiêng để sinh.

Khi sắp đẻ, nhịp thở sẽ tăng từ ~20 đến >60 nhịp thở mỗi phút.

Điều hoà nội tiết tố khi sinh

Trong khi progesterone vẫn tăng cho đến trước khi đẻ, thì estrogen nhau thai lại tăng trong những tuần trước đó. Các hormone khác, chẳng hạn như prostaglandin, relaxin, prolactin và oxytocin tăng lên trong những ngày và giờ trước khi đẻ. Estrogen và relaxin kết hợp để làm giãn đường sinh bằng cách làm suy yếu các mô liên kết trong xương chậu, cổ tử cung và âm hộ.

Tín hiệu bắt đầu đẻ bắt nguồn từ sự trưởng thành của não heo con, dẫn đến giải phóng cortisol từ tuyến thượng thận của bào thai. Điều này gây ra sự gia tăng estrogen nhau thai và giải phóng prostaglandin tử cung. Hàm lượng progesterone cao hỗ trợ quá trình nuôi dưỡng bào thai trong tử cung đồng thời hạn chế các cơn co thắt tử cung. Sự giải phóng prostaglandin phá hủy hoàng thể và progesterone được đào thải trong vòng 12-24 giờ. Không còn progesterone, các cơn co thắt tử cung mạnh được tạo hỗ trợ bởi prostaglandin và oxytocin để đẩy heo con đầu tiên và kéo nhau thai vào cổ tử cung. Khi hầu hết nhau thai bám vào tử cung, các cơn co thắt làm cho bàn chân của heo con phá vỡ màng ối và tống chất lỏng ra ngoài.

Quá trình đẻ

Một khi bào thai vào cổ tử cung, một phản xạ khiến nái rặn bằng cơ bụng (thấy được khi nái duỗi thẳng chân sau) để đẩy heo con ra khỏi đường sinh.

Quá trình đẻ được điều tiết sao cho tại mỗi thời điểm chỉ có một heo con đi vào đường sinh, trong khi tất cả những con khác vẫn ở nguyên vị trí. Thứ tự sinh ra từ sừng tử cung bên phải hoặc bên trái là ngẫu nhiên và heo con được sinh ra đầu trước hoặc đuôi trước không có bất kỳ mối liên hệ nào với tỉ lệ sống sót của heo con trong và sau khi đẻ.

Các cơn co thắt được kiểm soát về tần số, cường độ, hướng, thời gian và lớp cơ được kích hoạt. Các tín hiệu thần kinh từ đường sinh sản của nái mẹ sẽ điều chỉnh oxytocin và các cơn rặn bụng, trong khi sự kiểm soát cục bộ từ nhau thai và tử cung điều chỉnh các hormone và thụ thể để kích thích hoặc ức chế các cơn co thắt. Các chất điều hòa co thắt bao gồm oxytocin, estrogen, progesterone, prostaglandin F2 và E2, và oxit nitric và canxi.

Mỗi lần sinh đều liên quan đến một lần nồng độ oxytocin đạt đỉnh, các heo con được sinh cách nhau 15-20 phút. Nhưng heo con có thể sinh liên tiếp hoặc với các đợt nghỉ kéo dài hơn 30 phút. Heo con thường được sinh ra vẫn còn dính dây rốn và một ít màng ối.

Hình 5. Heo con còn nguyên dây rốn.

Hình 5. Heo con còn nguyên dây rốn.

Hình 6. Heo con mới sinh dính một ít màng ối.

Hình 6. Heo con mới sinh dính một ít màng ối.

Trong vòng 5-15 phút sau khi sinh, heo con chuyển động làm đứt dây rốn và định vị bầu vú trong vòng ~20 phút. Trong vòng vài giờ sau khi sinh heo con cuối cùng, lưu lượng máu và áp suất sẽ giải phóng nhau thai khỏi tử cung và đường sinh.

Hình 7. Nái ra nhau

Hình 7. Nái ra nhau

Thai chết lưu/chết ngộp

Trong quá trình đẻ, thai chết lưu là một mối quan tâm lớn, vì nếu can thiệp kịp thời có thể cứu được 1 heo con/nái/năm. Thai chết lưu xảy ra thường xuyên hơn vào 1/3 cuối ổ đẻ và ở những nái có thời gian mang thai ngắn (<113 ngày) và dài (> 117 ngày). Thai chết lưu có liên quan đến việc nái giảm các cơn co thắt và nái bị kiệt sức, đặc biệt là khi thời gian đẻ lâu hơn và những giai đoạn căng thẳng kéo dài khi nái phải rặn đẻ heo con.

Một dấu hiệu của vấn đề là khi khoảng thời gian nghỉ từ lần cuối có một heo con sinh ra tăng lên quá 20 phút và nái có vẻ căng thẳng. Heo con có thể chết do thiếu ôxy do dây rốn bị đứt, hoặc do máu không lưu thông được trong thời gian heo con bị siết trong cơn co thắt kéo dài. Hơn 50% số heo con chết bị đứt dây rốn và chết do thiếu ôxy trước hoặc sau khi vào đường sinh. Đối với những con cuối cùng trong ổ đẻ, khoảng cách, thời gian và độ kéo căng của dây rốn có thể góp phần làm đứt dây rốn. Thời gian bán hủy của ôxy chỉ là 5 phút, vì vậy việc can thiệp kịp thời cần có kiến thức về khoảng cách thời gian sinh và các quan sát trên nái.

Hiểu được các quy trình kiểm soát việc nái đẻ và nhận biết các dấu hiệu cho các giai đoạn sinh khác nhau, có thể giúp các trại xây dựng kế hoạch quản lý nái, cơ sở vật chất và nhân lực hiệu quả để cải thiện khả năng sinh sống của heo.

Bình luận bài báo

Mục đích của phần này không phải để kham khảo ý tác giả về bài báo mà là nơi thảo luận cởi mở giữa những người dùng 333.
Để lại một bình luận mới

Quyền truy cập chỉ dành cho người dùng 333. Để bình luận bạn cần đăng nhập.

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách

FAQs

Heo nái của tôi đang mang thai ngày thứ 114 mà chưa đẻ. Điều này có bình thường không? Tôi nên làm gì?

Thời gian mang thai của heo nái ngày nay thường là từ 115 đến 116 ngày nhưng có thể dao động từ 112 đến 119 ngày, do đó, một số heo nái chưa đẻ vào ngày 114 ngày là điều bình thường. 

Để biết thời điểm heo đẻ, bạn nên nhớ rằng trong vài ngày trước khi đẻ, một lượng nhỏ sữa non có thể rỉ ra từ núm vú và vài giờ trước khi đẻ, sữa có thể chảy ra từ núm vú. Trong thời gian 12-24 giờ trước khi đẻ, đáp ứng lại sự gia tăng oxytocin và prolactin, heo nái biểu hiện hành vi làm tổ. Chúng có thể đào rễ, cào đất và cắn các thanh.

Bài báo liên quan

Bạn chưa đăng ký vào danh sách nhận 333 trong 3 phút

Bản tin tuần với tất cả các cập nhật trên 3tres3.com

Đăng nhập và đăng ký vào danh sách